Giãn tĩnh mạch tinh: Những điều cần biết bạn không nê bỏ qua

Biểu hiện lâm sàng của bệnh là căng tức, đau tinh hoàn; đôi khi, cảm thấy nóng ở bìu rất khó chịu.

Giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh lý rất phổ biến và thường gặp ở nam giới. Bình thường, hệ thống tĩnh mạch tinh có đường kính khoảng từ 2 mm trở xuống. Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng giãn hệ thống tĩnh mạch tinh, bao gồm: tĩnh mạch tinh trong, tĩnh mạch tinh sau, tĩnh mạch tinh bìu.

Cơ chế gây giãn tĩnh mạch tinh là do không có van hoặc thiểu năng hệ thống van, vì vậy sẽ có hiện tượng trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh làm tĩnh mạch dần dần giãn rộng.

Biểu hiện lâm sàng người bệnh có cảm giác khó chịu, căng tức đau tinh hoàn. Đôi khi, người bệnh có cảm giác nóng ở bìu hoặc một tình trạng khó chịu mơ hồ ở bìu. Bệnh nhân tự nhìn thấy hay sờ thấy búi tĩnh mạch giãn to ngoằn ngoèo như búi giun nằm trong bìu khi đứng.

Bệnh nhân tự sờ thấy tinh hoàn một bên nhỏ hơn bên đối diện và lo lắng đi khám bệnh, hoặc bị vô sinh

Phân độ giãn tĩnh mạch tinh trên lâm sàng:

- Độ 0: Giãn tĩnh mạch tinh chưa có biểu hiện lâm sàng. Bệnh này không phát hiện được khi thăm khám, chỉ phát hiện được khi làm các thăm dò cận lâm sàng như siêu âm

Biểu hiện của bệnh là có ít nhất một tĩnh mạch trong đám rối tĩnh mạch có đường kính lớn hơn 3 mm, có hồi lưu khiến phình to hơn sau khi bệnh nhân đứng dậy hoặc cho làm nghiệm pháp gắng sức (nghiệm pháp Valsalva)

- Độ 1: Giãn tĩnh mạch tinh sờ thấy hoặc nhìn thấy khi làm nghiệm pháp gắng sức.

- Độ 2: Giãn tĩnh mạch tinh sờ thấy nhưng không nhìn thấy khi đứng thẳng mà không cần làm nghiệm pháp Valsalva.

- Độ 3: Giãn tĩnh mạch tinh nhìn thấy hiện rõ ở da bìu khi đứng thẳng.

Việc điều trị nội khoa hầu như không có kết quả với giãn tĩnh mạch tinh. Hiện nay, điều trị giãn tĩnh mạch tinh chủ yếu là điều trị can thiệp ngoại khoa. Có nhiều phương pháp phẫu thuật như: mổ mở, mổ nội soi vi phẫu thuật.

Mục đích của việc phẫu thuật là thắt tĩnh mạch tinh nhằm tránh trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh. Khi mắc chứng giãn tĩnh mạch tinh, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để có thể điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật