Nguyên nhân gây nôn và cách điều trị cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Bệnh nhân ung thư vòm họng cần biết trước và hiểu về nguyên nhân gây nôn, rối loạn ăn uống để kiểm soát tốt triệu chứng.

1. Đại cương

Hầu như tất cả các loại hóa chất điều trị ung thư đều có tác dụng phụ là gây nôn và buồn nôn cơ chế gây nôn là do ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên vỏ não. Mỗi thuốc có thể gây nôn và buồn nôn theo một hoặc nhiều cơ chế, chưa có công thức điều trị chống nôn nào kiểm soát được triệu chứng nôn và buồn nôn khi hóa trị liệu điều trị ung thư

2. Biểu hiện và các hình thái nôn do hóa trị liệu ung thư

Tùy theo từng phác đồ hóa chất và sự phản ứng của bệnh nhân mà hiện tượng nôn xảy ra sớm, muộn và thời gian tồn tại khác nhau, kèm theo là dấu hiệu chán ăn sợ ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh.

- Nôn sớm: có thể xảy ra ngay trong vòng vài giờ đầu khi tiến hành hóa trị liệu, thời gian tồn tại 4-6 giờ.

 

- Nôn muộn: xảy ra sau hóa trị từ 20-24 giờ, thường ở những trường hợp sử dụng: Cisplatin, Carboplatin, Cyclophotphamid, Doxorubicin.. khi sử dụng các biện pháp điều trị thường hết sau vài ngày.

- Nôn muộn xảy ra sau vài chu kỳ hóa trị: Biểu hiện buồn nôn và nôn tăng dần theo lộ trình hóa trị và tồn tại rất lâu sau khi đã nghỉ truyền hóa chất, trường hợp nặng chỉ cần nhắc đến truyền hóa chất tiếp là đã nôn, các thuốc và biện pháp điều trị khác nhau hầu như không có đáp ứng, nhiều bệnh nhân không thực hiện hết liều hóa trị do nguyên nhân này.

3. Điều trị

- Các thuốc chống nôn phải được đưa trước vào cơ thể người bệnh trước khi truyền hóa chất khoảng 30 phút, thường sử dụng:

Dexamethazon 20mg - Ondansetron (kháng thụ thể 5-HT3)  8 mg tiêm tĩnh mạch chậm ngay trước khi dùng hóa chất.

- Các thuốc giảm nôn thông thường do làm giảm nhu động ruột như Atropin, beladon… không có tác dụng trong việc chống nôn do truyền hóa chất.

- Một số công thức chống nôn:

+ Metoclopramid 30-40 mg/lần, ngày 2 lần , kết hợp Dexamethzon 8mg/lần, ngày uống 2 lần

+ Odansetron 8mg/lần, ngày uống 2 lần, kết hợp Dexamethzon 8mg/lần, ngày uống 2 lần

+ Dolasetron 100mg/lần, ngày uống 2 lần, kết hợp Dexamethzon 8mg/lần, ngày uống 2 lần

- Nôn muộn:

truyền dịch nuôi dưỡng bệnh nhân bằng đường tĩnh mạch sử dụng xen kẽ các dịch bồi phụ điện giải và dịch truyền cung cấp dinh dưỡng

+ Dùng Benzodizepine (Mylazolam, Diazepam, Domicum, Sezolam…) là thuốc an thần giải lo âu dãn cơ, gây ngủ ngắn. Dùng đường uống theo liều điều trị, hoặc tiêm bắp ống 5mg/5ml hoặc ống 5mg/1mg, ngày 2 ống.

4. Rối loạn ăn uống

Kèm theo nôn là biểu hiện chán ăn, ngại ăn, trường hợp nặng nề: sợ ăn, không cho ăn, nghĩ đến hoặc nhắc đến ăn uống là nôn, nghĩ đến ăn là sợ..

Ngoài các thuốc điều trị như truyền dịch nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch thuốc an thần chống lo lắng (Diazepam, Benzodizepine…) cần có chế độ ăn uống phù hợp ngay từ khi dấu hiệu nôn còn nhẹ: Tránh các thức ăn cay nồng, nhiều dầu mỡ, thức ăn đậm mùi, những loại thức ăn mà người bệnh không ưa thích, ăn làm nhiều bữa…

Bệnh nhân cũng cần phải biết trước và hiểu về nguyên nhân gây rối loạn ăn uống từ đó có thái độ và tâm trạng bình tĩnh kiểm soát tốt triệu chứng, không nên ép ăn uống khi không thể ăn được.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật