Điều trị những vấn đề về thính lực ngay trong giai đoạn sớm

Trẻ không giật mình khi nghe âm thanh lớn, sau 6 tháng tuổi không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh...

Trẻ bị khiếm thính nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp, đọc và thực hành các kỹ năng xã hội. Do vậy, cần xác định và điều trị những vấn đề về thính lực ngay trong giai đoạn sớm.

Nguyên nhân gây mất thính lực tạm thời ở trẻ nhỏ

- ráy tai quá dày.

- Các nhiễm trùng tai hay nhiễm trùng khác như viêm màng não sởi quai bị hay ho gà.

- Chấn thương nghiêm trọng ở đầu.

- Thủng màng nhĩ.

- Bị vật lạ xâm nhập (như hạt đậu hay đầu bông ngoáy tai) bị kẹt trong tai.

- Thừa chất nhày trong vòi nhĩ do cảm lạnh

- Viêm/ nhiễm trùng tai giữa.

Nguyên nhân gây mất thính lực vĩnh viễn ở trẻ nhỏ

- Tiền sử gia đình bị bệnh điếc do di truyền khiến tai trong phát triển không bình thường.

- Nhiễm trùng trong quá trình mang thai (sởi hay các bệnh do vi-rút khác).

- Tổn thương như chấn động hay nứt hộp sọ.

10 dấu hiệu trẻ bị mất thính lực

1. Trẻ không giật mình khi nghe âm thanh lớn.

2. Sau 6 tháng trẻ không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh.

3. Tới một tuổi mà chưa nói các từ đơn lẻ như da da, ma ma, ta, ta.

4. Quay lại chỉ vì nhìn thấy cha mẹ chứ không phải do cha mẹ gọi, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.

5. Biểu hiện chỉ nghe được một vài âm thanh (không phải mọi âm thanh).

6. Nói có tiếng ồn trong tai (ù tai).

7. Không nói rõ ràng.

8. Không làm theo hướng dẫn, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.

9. Thường xuyên hỏi lại 'sao, hả, cái gì'.

10. Hay bật tivi to.

Cần thông báo ngay với bác sĩ và cho trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu trên.

Căn cứ vào nguyên nhân để điều trị cho phù hợp, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

- Kháng sinh sử dụng cho nhiễm trùng tai như bệnh viêm tai giữa

- Lấy ráy tai hay vật lạ ra khỏi tai.

- Loa hoặc các thiết bị trợ thính và giúp nói chuyện rõ ràng.

- Cấy thiết bị trợ thính dưới da (chỉ sử dụng trong trường hợp điếc nặng/điếc sâu và khi các phương pháp trợ thính khác không hiệu quả).

- Liệu pháp hỗ trợ giao tiếp kết hợp các thiết bị trợ thính hay cấy thiết bị trợ thính.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật