Khi trẻ bị bong da vào mùa đông: Các mẹ phải làm sao?
BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da
Đừng tưởng bôi kem chống nắng là khỏi lo cháy nắng, phải tránh làm thêm 5 điều này nữa
Chọn kem dưỡng da thích hợp
Với những làn da nhạy cảm như da bé, bố mẹ không nên dùng kem dưỡng da của người lớn cho trẻ. Điều này có thể khiến da trẻ mọc nốt chàm, tróc da, sưng tấy. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sỹ để mua được những sản phẩm an toàn, phù hợp với làn da bé.
Bôi kem dưỡng da để bảo vệ làn da của trẻ (Ảnh: Internet)
Làm sạch da bé
Sau khi ăn nên vệ sinh quanh miệng cho bé hoặc nhắc bé tự làm. Bên cạnh đó, bố mẹ cần đảm bảo da của con mình luôn sạch, không dính đất cát gây tổn thương cho da. Đặc biệt, tay và chân là hai bộ phận cần được kiểm tra kỹ, các kẽ không được bỏ qua, vì đây có thể là nơi bắt đầu của hiện tượng bong da.
Chống nứt môi cho bé
Môi là cơ quan dễ bị nẻ ở trẻ em vì các bé thường liếm môi. Phụ huynh nên nói rõ tác hại gây khô nẻ môi của hành động này. Ngoài ra, bạn có thể bảo vệ môi con mình bằng cách bôi một lớp mỏng kem dưỡng thuốc mỡ.
Tắm 2 lần/tuần là đủ
Vào mùa đông, không nên tắm thường xuyên cho bé. 2-3 lần/tuần là đủ. Không nên tắm trong thời gian dài, nước quá nóng. Nên sử dụng những loại xà phòng thân thiện với da trẻ em, loại bỏ sạch xà phòng để tránh việc da bị khô, bong da. Ngoài ra, những ngày khác, bạn chỉ cần dùng khăn ấm lau người cho bé.
Tắm cho trẻ cũng phải lưu ý đúng cách (Ảnh: Internet)
Tủ quần áo mùa đông của bé
Việc chọn quần áo cho trẻ cần được quan tâm. Nhiều chất liệu có thể gây kích ứng da làm trẻ khó chịu, da dễ bị tổn thương. Bạn nên thay đổi quần áo linh hoạt, có thể cho trẻ mặc nhiều lớp áo mỏng để bé dễ thay đổi khi khó chịu.
Tầm quan trọng của dinh dưỡng
Để tránh tình trạng khô da bong da ở trẻ vào mùa đông, bạn cần đảm bảo lượng nước các bé bổ sung mỗi ngày. Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm đến các thực phẩm giàu vitamin giúp làm mềm, duy trì độ ẩm cho da. Thêm vào đó, hãy cùng bé xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, thoải mái để ngăn chặn sự tấn công của bệnh tật.
Không tự ý chữa bệnh
Khi tình trạng bong da của bé trở nên nặng nề, bạn nên đưa bé đi khám sớm nhất có thể. Theo ThS. Huỳnh Văn Quang, khoa Da liễu, Bệnh viện 175, nhiều bé bị bong da do bệnh cơ địa không được tiến hành khám, xét nghiệm đầy đủ có thể làm bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí việc tự ý điều trị có thể khiến tình hình trở nên nguy kịch.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:05 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:00 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:05 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:02 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:08 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:09 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:04 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:04 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:07 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:08 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023