Nguy cơ tắc thanh quản khi bé thở khò khè và những lưu ý khi đi khám
Giải tỏa nỗi sợ khi khối amiđan trở nên vô dụng và có hại
Những kỹ năng cho mẹ khi trẻ nhỏ bị hóc, sặc nhất định phải biết
Thanh quản bị tắc có thể gây ra tiếng rít khi người bệnh hít vào. Trẻ có biểu hiện thở khò khè do tắc nghẽn cần được nhanh chóng điều trị, phòng ngừa trường hợp đường thở bị tắc hoàn toàn.
Nguyên nhân gây tắc đường thở có thể do dị vật, sưng mô họng hoặc đường hô hấp trên, các cơ của đường hô hấp trên hoặc dây thanh âm co cứng.
Trẻ có thể bị gặp khó khăn khi thở (Ảnh minh họa: Internet)
Nguyên nhân gây tắc thanh quản
- Áp-xe amiđan
- Đường thở bị tổn thương
- Phản ứng dị ứng
- Ho do tắc nghẽn
- Từng được làm các xét nghiệm chẩn đoán như thủ thuật soi khí quản hoặc thanh quản
- Viêm tiểu thiệt
- Hít phải dị vật
- Viêm thanh quản
- Từng được làm phẫu thuật cổ
- Dùng ống thở trong thời gian dài
- Đờm
- Hút thuốc lá
- Sưng cổ hoặc mặt
- Sưng amiđan
- Ung thư dây thanh âm
Những lưu ý khi đi khám
Hãy đưa bé đến bệnh viện kịp thời nếu thấy tình trạng bất thường (Ảnh minh họa: Internet)
Trong trường hợp cấp cứu, các bác sĩ sẽ kiểm tra thân nhiệt mạch đập, nhịp thở huyết áp là làm thủ thuật Heimlich maneuver cho bé.
Trong trường hợp bé không thể tự thở, các bác sĩ sẽ cho dùng ống thở.
Khi bé ổn định trở lại, các bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử sức khỏe và khám lâm sàng cho bé, bao gồm bước nghe phổi.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc bé cần theo dõi một số vấn đề như:
- Bé có hay tạo tiếng rít khi hít vào không?
- Tình trạng thở khò khè có xuất hiện đột ngột không?
- Bé có cho vật gì đó vào miệng không?
- Gần đây bé có bị ốm khống?
- Cổ hoặc mặt bé có bị sưng không?
- Bé có bị ho hay kêu đau họng không?
- Bạn có thấy xuất hiện thêm triệu chứng nào khác không?
- Khi hít vào, lồng ngực của bé có bị kéo lõm vào không?
Các xét nghiệm có thể được tiến hành:
- Xét nghiệm và phân tích khí máu
- Soi phế quản
- Chụp CT ngực
- Soi thanh quản
- Xét nghiệm đo nồng độ oxy trong máu
- Chụp X-quang cổ và ngực
Khi thấy con em mình có biểu hiện thở khò khè cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Gia đình cần liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy xuất hiện tình trạng thở khò khè không rõ nguyên nhân, đặc biệt là ở trẻ em
Chăm sóc tại nhà
Người chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Giữ vệ sinh họng hàng ngày cho bé bằng cách súc miệng nước muối loãng, cho bé ăn các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:09 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:00 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:08 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:04 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:06 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:03 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:08 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:03 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:04 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023