Những lý do thuyết phục bạn không nên cho trẻ nhỏ ngủ với gối
Không giống như những gì chúng ta hay nghĩ, gối không phải là một vật dụng cần thiết cho trẻ sơ sinh Thực tế, trong 2 năm đầu tiên sau sinh, bạn không nên cho con nằm gối! Những lý do sau đây sẽ thuyết phục bạn:
Cho bé kê gối không phải là việc làm thông minh
1. Ngạt thở
Nếu nghĩ rằng nằm trên một chiếc gối sẽ giúp con bạn ngủ tốt hơn, bạn đã sai hoàn toàn. Đầu của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nó có thể chìm vào gối mềm và có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở Hơn nữa, mũi của bé rất nhỏ và ngắn, một phần nào đó sẽ bị đè ép bởi chiếc gối và làm hạn chế luồng không khí khi bé di chuyển đầu.
2. Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh
Ngoài nghẹt thở, gối làm tăng nguy cơ đột tử bằng nhiều cách. Nếu gối được nhồi với miếng bọt biển hoặc hạt xốp, lâu ngày nó có thể bị xẹp, trở nên lỏng lẻo và dễ dẫn đến ngạt thở. Bạn có thể hạn chế sự chuyển động của bé bằng những chiếc gối hình móng ngựa.
3. Quá nóng
Gối trẻ ưa thích nhất thường có màu sắc hấp dẫn do được làm bằng sợi polyester. Điều này có thể làm tăng lượng nhiệt bên dưới đầu và dẫn đến biến động nhiệt độ trong cơ thể. Cần nhớ rằng khả năng điều nhiệt của bé không tốt như người lớn.
Đổ mồ hôi quá mức hoặc nhiệt do vỏ gối có thể dẫn đến một tình trạng gọi là tăng thân nhiệt đây có thể là nguyên nhân gây tử vong và đe dọa tính mạng bé.
4. Bong gân cổ
Hầu hết gối trẻ sơ sinh mềm mịn và không bằng phẳng. Trên thực tế, điều này khiến bé dễ bị trặc cổ khi ngủ trong nhiều giờ.
5. Hội chứng đầu phẳng
Ngủ trên một chiếc gối mềm quá lâu có thể làm phát sinh hội chứng đầu phẳng ở trẻ do áp lực không đổi. Trong khi quan trọng là phải đặt phần sau đầu xuống gối để giảm các trường hợp đột tử, điều này có thể dẫn đến biến dạng cấu trúc trong đầu khi sử dụng một chiếc gối ngủ.
Rõ ràng việc cho con bạn nằm gối chẳng mang lại một ích lợi nào, chẳng những thế mà còn có thể gây ra những điều không mong muốn. Theo khuyến cáo thì trong 2 năm đầu tiên của cuộc đời của trẻ, bạn không nên để bé nằm gối, không có gối, bé vẫn có thể ngủ ngon và hoàn toàn thoải mái.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:09 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:05 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:05 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:05 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:00 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:01 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:09 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:04 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:03 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:01 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023