Tắm nắng đâu phải là liệu pháp hiệu quả trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Cách phát hiện sớm mất thính lực ở trẻ không thể không biết
Những loại nước uống từ thảo dược khi thời tiết nắng nóng nên biết
Định nghĩa vàng da sơ sinh ghi rõ có hai loại đó là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý chỉ thoáng qua rồi tự khỏi cho nên không cần phải phơi nắng. Còn vàng da bệnh lý lại dễ khiến trẻ bị bại não hoặc tử vong do nhiễm độc thần kinh.
Với vàng da bệnh lý, phơi nắng không có tác dụng. Các bác sĩ khoa cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 (TP HCM), cho biết, không ít trường hợp phụ huynh thấy con vàng da, cứ nghĩ phơi nắng sẽ khỏi nhưng cuối cùng bé trở bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu. Kết quả chẩn đoán sau đó cho thấy bé bị vàng da bệnh lý.
Vàng da ở trẻ sơ sinh gồm 2 thể bệnh và sinh lý
Theo bà Phạm Diệp Thùy Dương, Giảng viên bộ môn Nhi, ĐH Y dược TP HCM, vàng da bệnh lý chỉ chiếm 2-5% trên các trẻ bị vàng da sơ sinh, bệnh thường bị nhầm là vàng da sinh lý. Bà Dương phân biệt, vàng da sinh lý thường xuất hiện ngày thứ 2 - 3 sau sinh, vàng nhạt và không kèm bất kỳ triệu chứng nào khác. Bệnh chỉ thoáng qua rồi tự khỏi (trong vòng một tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần ở trẻ non tháng) trong khi vàng da bệnh lý lại có thể khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh hoặc tử vong.
Phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu phát hiện chứng vàng da
Vàng da bệnh lý có thể do bất đồng nhóm máu mẹ và con nhiễm trùng bệnh lý di truyền… Những tình trạng này làm bilirubin tăng quá cao trong máu, ngấm vào mô não, gây tổn thương không hồi phục. Bệnh nhi có thể thể tử vong trong giai đoạn cấp tính hoặc sống với những di chứng như điếc, rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ
Để phát hiện trẻ có vàng da hay không, phụ huynh cần đưa bé ra nơi có ánh sáng trắng đủ sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời, trong bóng mát, ấn lướt tay trên da mặt của bé, nếu thấy da có màu vàng thì nên đưa bé đi khám ngay trẻ sơ sinh vàng da cần được đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa nhi để khám theo dõi, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời vàng da nặng, dự phòng biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não bộ.
Sai lầm thường thấy là do da trẻ đỏ hồng sậm hoặc phụ huynh đặt con trong buồng tối nên không nhận biết trẻ bị vàng da. Ngoài ra, thấy con bị vàng da lại nghĩ vàng da thông thường nên đưa bé ra phơi nắng, đến khi bé bỏ bú sữa mẹ đờ đẫn mới đưa đi bệnh viện thì đã quá muộn.
Hiện nay, nếu được phát hiện sớm vàng da bệnh lý sẽ được chữa lành hoàn toàn bằng phương pháp chiếu đèn hoặc thay máu, xâm lấn ở những trường hợp đến quá muộn.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:03 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:06 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:06 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:01 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:05 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:04 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:01 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:00 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:00 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:00 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023