Vàng da là như thế nào? Những điều bạn cần biết về hiện tượng vàng da

Tìm hiểu bệnh vàng da

Vàng da là tình trạng nhuốm màu vàng ở da niêm mạc và củng mạc (tròng trắng) Mắt do bilirubin vượt quá ngưỡng giới hạn bình thường trong máu. Bilirubin (sắc tố mật có màu vàng), từ sự phân hủy của hemoglobin (nhân sắc tố của hồng cầu).

 
Biểu hiện của vàng da gồm sốt, chán ăn, giảm cân...
 
Biểu hiện của vàng da gồm sốt, chán ăn, giảm cân 
 

- nước tiểu đậm màu do có một phần bilirubin bị đào thải ra ngoài qua con đường này.

- Phân bạc màu chủ yếu do tắc nghẽn dịch mật, làm bilirubin không thể xuống được ruột.

- Ngứa có thể xảy ra khắp cơ thể do sắc tố có trong dịch mật thấm vào máu.

- giảm cân

- Nôn, sốt.

 - chán ăn đầy chướng chậm tiêu

- Cổ trướng: chất dịch tích tụ trong ổ bụng gây hiện tượng cổ trướng, thường gặp ở người bị bệnh viêm gan nặng, ung thư gan...

- Rối loạn đông máu: Dễ bị xuất huyết hoặc bầm tím.

- Bệnh não gan: Là tình trạng rối loạn ý thức, hành vi có thể dẫn đến hôn mê vì suy chức năng gan Nguyên nhân là do các độc tố không được gan chuyển hóa và đào thải, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương

Tăng huyết áp tĩnh mạch cửa: Huyết áp trong tĩnh mạch đưa máu đến gan tăng cao dẫn đến xuất huyết thực quản có thể đe dọa đến tính mạng.

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường sốt cao, ngủ li bì, bú ít

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường sốt cao, ngủ li bì, bú ít

Nguyên nhân chính gây vàng da là do bệnh gan mật

- Ngoài các bệnh về gan mật, vàng da có thể xuất hiện do các nguyên nhân khác như tác dụng phụ của thuốc, sự chết đi hàng loạt của hồng cầu.

- các bệnh đường mật: viêm đường mật xơ viêm đường mật viêm túi mật Hoặc tắc nghẽn đường mật: thường do sỏi mật hoặc ung thư gan ung thư đường mật

- Tăng sản xuất bilirubin

- bệnh gan do rượu

- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai thuốc điều trị bệnh lao thuốc kháng virus có thể gây viêm đường mật viêm gan tăng men gan ứ mật và/hoặc vàng da. 

- Vàng da sơ sinh: Vàng da có thể xảy ra ở hầu hết trẻ mới sinh ngay từ ngày thứ 2 - 7, đến ngày thứ 10 - 15, da sẽ tự hết vàng. Sau thời gian trên nếu vàng da không hết, kèm theo các triệu chứng như trẻ ngủ li bì, bú rất ít, sốt cao, quấy khóc, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện sớm bệnh gan mật nếu có.

Bổ sung trái cây, chất xơ cho người bị vàng da

Bổ sung trái cây, chất xơ cho người bị vàng da

Điều trị và phòng ngừa vàng da như thế nào?

Khi nghi ngờ bị vàng da bạn nên sớm đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

- Điều trị nguyên nhân: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các phương pháp điều trị cũng khác nhau. Ví dụ: Vàng da do sỏi mật, điều trị hướng vào nguyên nhân cụ thể là loại bỏ sỏi.

- Điều trị triệu chứng: ngứa là triệu chứng điển hình khi bị vàng da ứ mật, có thể được cải thiện bằng cholestyramin đường uống.

- Không sử dụng quá nhiều rượu bia

- Duy trì chỉ số cân nặng phù hợp.

- Tiêm phòng viêm gan A, viêm gan B.

- Nên ăn nhiều chất xơ rau quả, uống nhiều nước. Hạn chế các thực phẩm chức nhiều dầu mỡ cholesterol

- Sử dụng thêm một số hoạt chất sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên như Uất kim, Chi tử.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật