Bệnh sỏi mật là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Sỏi mật (sỏi túi mật) là bệnh gì?

Sỏi mật hay còn gọi là sỏi túi mật là những viên rắn chứa cholesterol và các chất khác hình thành trong túi mật sỏi mật có thể chỉ nhỏ bằng hạt cát hoặc lớn như một quả bóng golf và chúng có thể mềm hoặc rắn Bạn có thể có một hoặc rất nhiều sỏi mật trong túi mật Bệnh sỏi mật cũng có thể mang tính di truyền.

Sỏi mật hay còn gọi là sỏi túi mật

Sỏi mật hay còn gọi là sỏi túi mật

Triệu chứng của bệnh sỏi mật

Hầu hết sỏi mật không có triệu chứng Tuy nhiên những sỏi mật có kích thước lớn sẽ bị kẹt trong trong ống dẫn mật đến ruột túi mật lúc này sẽ co bóp khó hơn và người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng bụng trên bên phải. Bạn cần chú ý đến khả năng mắc bệnh nếu có những dấu hiệu sau:

 - Đau ở phần bụng trên hoặc phần giữa bên phải trong ít nhất 30 phút. Triệu chứng này có thể kéo dài hoặc thậm chí gây ra co thắt.

 - Đau lưng hoặc đau giữa hai xương bả vai, đặc biệt là đau vai phải

 - vàng da hoặc vàng mắt

 - Sốt

 - Phân màu đất sét

 - buồn nônnôn mửa  

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi túi mật trong đó có 2 nguyên nhân chính sau:

Mật của bạn chứa quá nhiều cholesterol Thông thường, mật của bạn có đủ chất để hòa tan cholesterol do gan bài tiết. Nhưng nếu gan đào thải cholesterol nhiều hơn khả năng hòa tan của mật, phần cholesterol dư thừa có thể hình thành nên các tinh thể và cuối cùng thành sỏi mật (sỏi túi mật).

Mật của bạn chứa quá nhiều bilirubin. Bilirubin là một chất được tạo ra khi cơ thể của bạn phá vỡ các hồng cầu. Một số bệnh lý làm cho gan sản xuất quá nhiều bilirubin như xơ gan nhiễm trùng đường mật…. Phần bilirubin dư thừa góp phần hình thành nên sỏi mật (sỏi túi mật).

Bệnh nhân sỏi túi mật kiêng chất béo, tăng cường chất xơ

Bệnh nhân sỏi túi mật kiêng chất béo, tăng cường chất xơ

Điều trị sỏi mật

Sỏi mật có thể được hạn chế nếu bạn duy trì cân nặng bình thường. Bệnh nhân mắc sỏi mật nên kiêng và giảm ăn chất béo, đạm và bổ sung nhiều chất xơ để giảm cholesterol Vận động nhiều và tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn không chỉ kiểm soát bệnh sỏi mật của mình mà còn giảm nguy cơ bị các bệnh về tim mạch và tiêu hóa khác. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật