Những cách "lấy độc trị độc" mà không phải ai cũng biết

Đôi khi những chất được dán nhãn là “cực độc” cần tránh xa nhưng nó lại có thể chống lại các bệnh ung thư, viêm khớp, đau tim...

Rắn hổ mang Ấn Độ

Rắn hổ mang Ấn Độ nằm trong số những loài rắn độc phổ biến nhất khu vực Đông Nam Á. Nhưng nọc độc của chúng có thể mang đến giải pháp cho 350 triệu bệnh nhân viêm khớp trên thế giới. Các thí nghiệm trên chuột bị mắc bệnh viêm khớp đã chỉ ra rằng, với liều nhỏ nọc rắn hổ mang đã giúp giảm sưng và cứng khớp. Điều kỳ diệu xảy ra là nhờ nọc độc của loài rắn này ngăn collagen có trong khớp của những con chuột thí nghiệm khỏi bị bẻ gãy. Từ ứng dụng thành công trên chuột, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu và dự định áp dụng kỹ thuật này lên người.

Cây bạch anh

Cây bạch anh hay còn gọi là cây Deadly Nightshade (cái chết trong đêm) - thể hiện sự nguy hiểm ngay từ cái tên. Ngộ độc xảy ra khi người ta ăn phải quả, lá hoặc bộ phận nào đó của cây bạch anh. Biểu hiện sau khi ăn là nói lắp, ảo giác nôn mửa hoặc tử vong... Thành phần độc hại gây ra ngộ độc có trong cây bạch anh là atropin, solaine. Tuy vậy, chiết xuất chất độc từ loài cây này lại được sử dụng để điều trị hen suyễn gút, động kinh. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều hòa phản xạ và giãn đồng tử giúp phẫu thuật tim mắt dễ dàng hơn.

Trong đông y bạch anh được sử dụng làm một trong những vị thuốc có công dụng khử phong trừ thấp, tiêu thũng, dùng trị ung thư dạ dày phổi, ruột cảm mạo phát nhiệt viêm gan vàng da viêm túi mật sỏi mật viêm kết mạc mày đay, viêm loét cổ tử cung viêm thận thủy thũng viêm tuyến vú viêm tuyến nước bọt

Cây bạch anh.

Cây bạch anh.

Cóc tía

Trong cơ thể cóc chỉ có một số bộ phận chứa độc tố đó là nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), trong gan cóc và trong buồng trứng cóc. Độc tố xâm nhập vào cơ thể con người là nguyên nhân gây ra ngộ độc cấp tính và thậm chí gây tử vong Các biểu hiện khi bị nhiễm độc nhựa cóc gồm: rối loạn tiêu hóa (trướng bụng đau bụng trên rốn; kèm theo nôn mửa dữ dội, có thể bị tiêu chảy), rối loạn tim mạch (biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực tim đập nhanh sau đó loạn nhịp tim rung thất block nhĩ - thất dẫn đến truỵ tim mạch huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt) rối loạn tâm thần kinh (rối loạn cảm giác đau như kim chích ở đầu ngón tay, ngón chân, tê môi chóng mặt ảo giác, vã mồ hôi lạnh, tăng tiết nước bọt; có thể khó thở ngừng thở, ngừng tim) rối loạn tiểu tiện (bí tiểu thiểu niệu vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp). Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện bỏng rát phù nề niêm mạc mắt nếu bị nhựa cóc bắn dính vào trực tiếp niêm mạc.

Mặc dù vậy, trong Đông y và dân gian, nhựa cóc, gan cóc được sử dụng để chống sưng, tiêu viêm dưới dạng cao, dùng ngoài da (da chưa bị tổn thương) điều trị nhọt độc, đầu đinh, sưng tấy...

Các nhà khoa học đã chứng minh nọc độc của cóc còn có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng mạch máu thúc đẩy quá trình lành vết thương và hạn chế để lại sẹo. Sắp tới thuốc điều chế từ nhựa cóc sẽ được thử nghiệm trên bệnh nhân ở Mỹ và Trung Quốc.

Nấm cựa gà

Nấm cựa gà có thể dẫn đến ảo giác, co quắp và thậm chí tử vong. Năm 1518, có 400 người dân ở Strasbourg (nay thuộc Pháp) nhảy nhót không ngừng cho đến chết vì bị ngộ độc lúa mạch nhiễm nấm cựa gà (còn gọi là cựa lúa mạch). Trong y học, nấm cựa gà dùng để điều trị bệnh Parkinson chứng đau nửa đầu hoặc cho phụ nữ mới sinh nhờ tác dụng thu hẹp mạch máu.

Ốc nón

Ốc nón là sát thủ đáng gờm dưới lòng đại dương. Nọc độc của chúng khiến con mồi tê liệt ngay tức khắc. Không ít người đã bỏ mạng vì ốc nón, chủ yếu ở Ấn Độ và các vùng biển thuộc Thái Bình Dương. Đáng ngạc nhiên, theo nghiên cứu của Đại học Queensland (Australia), nọc độc ốc nón trong tương lai sẽ trở thành loại thuốc giảm đau mới, hiệu quả mà không gây nghiện như morphin.

Độc cần

Độc cần được xếp vào danh sách những loài thực vật nguy hiểm nhất thế giới, đến mức con người vẫn có thể tử vong nếu ăn thịt con vật từng nuốt phải hạt cây. Nhưng các nhà khoa học cho biết, nếu được ứng dụng đúng cách, độc cần sẽ cải thiện các rối loạn tâm thần, động kinh ho gà; giảm đau khi trẻ nhỏ mọc răng và hạn chế triệu chứng của bệnh Parkinson.

Nhện Tarantula

Vết cắn của nhện Tarantula không dẫn đến tử vong nhưng gây đau đớn và ảo giác trong nhiều ngày. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Buffalo (Mỹ) phát hiện nọc độc nhện Tarantula có thể điều hòa lưu thông máu, đem lại cơ hội sống cho bệnh nhân đau tim

Bò cạp vàng

Bò cạp vàng thường tập trung ở Trung Đông và Bắc Phi được cho là loài bò cạp độc nhất. Nhưng chúng lại có thể hỗ trợ chữa trị ung thư não, căn bệnh khiến người bệnh qua đời trong vòng một năm.

Cây thanh tùng

Dù khiến người ăn phải tử vong chỉ sau vài giờ, cây thanh tùng châu Âu lại ngăn cản tế bào ung thư hình thành và phát triển, vì thế trở thành bài thuốc chữa bệnh đầy tiềm năng.

Cá nóc

Hầu hết các loại cá nóc đều chứa tetrodotoxin, loại chất độc hơn xyanua 1.200 lần. Lượng độc trong một con cá nóc đủ để khiến 30 người tử vong. Giới khoa học đang nghiên cứu chế tạo thuốc giảm đau từ tetrodotoxin cho bệnh nhân hóa trị và kỳ vọng loại thuốc này sẽ hiệu quả hơn morphine 3.000 lần mà không gây tác dụng phụ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật