Chia sẻ những phương pháp điều trị bệnh Parkinson

Đặc trưng của bệnh Parkinson là tình trạng run cứng đờ và chậm chạp liên quan đến sự thiếu hụt dopamin. Việc điều trị hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và bệnh nhân thường bị nhờn thuốc sau 5 - 7 năm và có nhiều tác dụng phụ. Do đó bên cạnh việc sử dụng thuốc thì các phương pháp điều trị, liệu pháp tâm lý, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện là rất cần thiết.

1. Điều chỉnh chế độ ăn cho người bệnh Parkinson

Bệnh nhân Parkison nên chọn một chế độ ăn uống cung cấp nhiều canxivitamin d để tăng cường sức khỏe hệ cơ - xương tăng cường chất xơ để ngăn ngừa táo bón.

Nên giảm protein (chất đạm) trong khẩu phần ăn do protein và Levodopa cạnh tranh hấp thu ở ruột, nên uống thuốc trước bữa ăn khoảng nửa giờ.

Cung cấp nhiều canxi và vitamin D cho người bệnh Parkinson

Cung cấp nhiều canxi và vitamin D cho người bệnh Parkinson

Nếu tác dụng phụ của thuốc khiến buồn nôn, bạn nên sử dụng thêm bánh hoặc rượu gừng. Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phêhút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson (tuy nhiên, hãy nhớ hút thuốc rất có hại cho sức khỏe).

2. Tránh xa môi trường độc hại để điều trị bệnh

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ của bệnh Parkinson. Một số người đã có tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson khi sống trong môi trường độc hại sẽ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Hãy lựa chọn một môi trường sống trong lành để tránh xa bệnh tật.

3. Luyện tập thể dục là phương pháp điều trị bệnh Parkinson

Tập thể dục có tác dụng giúp bộ não sử dụng Dopamine một cách hiệu quả hơn. Đồng thời giúp cải thiện chức năng vận động của hệ cơ xương, giúp bệnh nhân giữ cân bằng tốt hơn, dáng đi thẳng và giảm run giật.

Luyện tập thể dục tốt cho sức khỏe người bệnh Parkinson

Luyện tập thể dục tốt cho sức khỏe người bệnh Parkinson

Để có hiệu quả tốt nhất, người bệnh Parkinson nên thường xuyên luyện tập thể dục, tốt nhất là nên tập 1h/lần và mỗi tuần từ 3 - 4 lần chia đều các ngày. Bạn có thể sử dụng máy chạy bộ, đạp xe hoặc tập yoga để giúp cân bằng cơ thể và tăng tính linh hoạt của chân tay.

4. Yếu tố tâm lý khá quan trọng trong phương pháp điều trị

Parkinson ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày thuốc điều trị có thể giúp bạn giảm triệu chứng, nhưng bên cạnh đó yếu tố tâm lý cũng đóng một vai trò quan trọng. Các rối loạn về tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảmlo âu cũng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu tại nhà cùng với điều chỉnh tâm trạng sẽ mang lại tác dụng tốt cho người bệnh.

Yếu tố tâm lý quan trọng trong việc điều trị bệnh Parkinson

Yếu tố tâm lý quan trọng trong việc điều trị bệnh Parkinson

5. Giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên cho người bệnh Parkinson

Việc sử dụng thuốc điều trị chỉ mới là một biện pháp giải quyết được phần ngọn vấn đề đó là bổ sung Dopamin để làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên để có một tác dụng toàn diện, tăng cường chức năng hệ thần kinh, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thêm các sản phẩm từ Đông Y có độ an toàn cao, sử dụng lâu dài để tăng hiệu quả điều trị của thuốc.

 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật