Tụt canxi máu ở tuổi 25: bệnh liên quan đến sang chấn tâm lý?
Tụt canxi máu
Tụt canxi là bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ hiện nay với biểu hiện là co cứng cơ rối loạn cảm giác hay mất cảm giác tay chân… Nhưng thật sự đây có phải là bệnh hoặc bạn có thật sự bị tụt canxi khi có các biểu hiện trên?
Tụt canxi còn hay gọi là hạ canxi là tình trạng giảm nồng độ canxi trong máu, tùy theo mức độ thiếu hụt canxi trong máu mà người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Tụt canxi máu là tình trạng giảm nồng độ canxi trong máu
Các triệu chứng thường gặp của tụt canxi máu là dị cảm thường xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, vùng quanh miệng; co giật thường xuất hiện khi tình trạng tụt canxi máu trầm trọng hơn.
Vậy có các biểu hiện trên liệu có chắc chắn là bạn đã bị tụt canxi máu không?
Để biết chính xác câu trả lời liệu bạn có hạ canxi máu không, bạn cần làm xét nghiệm định lượng canxi máu. Nếu chỉ số thấp hơn ngưỡng bình thường và kèm theo rối loạn chức năng tuyến cận giáp hoặc rối loạn sản xuất vitamin D.
Vậy nếu kết quả xét nghiệm bình thường mà bạn vẫn có các triệu chứng trên, liệu bạn bị mắc bệnh không?
Câu trả lời chính là Hysteria – một rối loạn tâm thần, tỷ lệ mắc bệnh là 0.3-0.5% dân số, thường gặp ở nữ giới, xuất hiện nhiều ở độ tuổi 14-25. Triệu chứng của Hysteria biểu hiện dưới nhiều hình, thức chủ yếu là rối loạn vận động như: run co giật yếu liệt và rối loạn thần kinh: dị cảm, mất cảm giác … Tuy nhiên bệnh có đặc điểm là thường xuất hiện sau một sang chấn tâm lý (như cáu kỉnh đau khổ hay quá xúc động...)
Hysteria – một rối loạn tâm thần, có triệu chứng giống với tụt canxi máu
Tuy nhiên Hysteria không phải là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh, có thể tự biến mất hoặc sau điều trị tâm lý.
Làm gì khi có người thân hoặc bạn bè bị Hysteria?
- Xác định nguyên nhân gây ra những cảm xúc bất thường và loại bỏ tác nhân kích thích nếu có thể.
- Nói chuyện nhẹ nhàng với người bệnh nhưng với sự cứng rắn. Không nên to tiếng.
- Tuyệt đối tránh cho người bệnh ở trong đám đông để hysteria không tăng nặng.
- Khuyến khích người bệnh tập trung vào hít thở sâu. Nếu người đang bị tăng thông khí, bạn đưa họ một túi giấy và tư vấn để họ thở bên trong.
- Không để người bệnh một mình cho đến khi họ hồi phục hoàn toàn.
- Nếu có bất kỳ tổn thương nào từ các cơn chấn động, bạn nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị thích hợp.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:03 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:03 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:02 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:05 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:09 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:02 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:01 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023