Tắm nắng không trị được vàng da bệnh lý ở bé sơ sinh - tại sao?

Trẻ em thường rất hay bị vàng da, bố mẹ nào cũng nghĩ nguyên nhân là do con ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thế nhưng, không phải khi nào tắm nắng cũng giải quyết được vấn đề đó.

Định nghĩa vàng da sơ sinh ghi rõ có hai loại đó là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý chỉ thoáng qua rồi tự khỏi cho nên không cần phải phơi nắng.  Còn vàng da bệnh lý lại dễ khiến trẻ bị bại não hoặc tử vong do nhiễm độc thần kinh. Với vàng da bệnh lý, phơi nắng không có tác dụng.

Các bác sĩ khoa cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 (TP HCM), cho biết, không ít trường hợp phụ huynh thấy con vàng da, cứ nghĩ phơi nắng sẽ khỏi nhưng cuối cùng bé trở bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu. Kết quả chẩn đoán sau đó cho thấy bé bị vàng da bệnh lý.

Theo bà Phạm Diệp Thùy Dương, Giảng viên bộ môn Nhi, ĐH Y dược TP HCM, vàng da bệnh lý chỉ chiếm 2-5% trên các trẻ bị vàng da sơ sinh, bệnh thường bị nhầm là vàng da sinh lý. Bà Dương phân biệt, vàng da sinh lý thường xuất hiện ngày thứ 2 - 3 sau sinh, vàng nhạt và không kèm bất kỳ triệu chứng nào khác. Bệnh chỉ thoáng qua rồi tự khỏi (trong vòng một tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần ở trẻ non tháng) trong khi vàng da bệnh lý lại có thể khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh hoặc tử vong.

Vàng da bệnh lý có thể do bất đồng nhóm máu mẹ và con nhiễm trùng bệnh lý di truyền… Những tình trạng này làm bilirubin tăng quá cao trong máu, ngấm vào mô não, gây tổn thương không hồi phục. Bệnh nhi có thể thể tử vong trong giai đoạn cấp tính hoặc sống với những di chứng như điếc, rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ

Để phát hiện trẻ có vàng da hay không, phụ huynh cần đưa bé ra nơi có ánh sáng trắng đủ sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời, trong bóng mát, ấn lướt tay trên da mặt của bé, nếu thấy da có màu vàng thì nên đưa bé đi khám ngay trẻ sơ sinh vàng da cần được đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa nhi để khám theo dõi, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời vàng da nặng, dự phòng biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não.

Sai lầm thường thấy là do da trẻ đỏ hồng sậm hoặc phụ huynh đặt con trong buồng tối nên không nhận biết trẻ bị vàng da. Ngoài ra, thấy con bị vàng da lại nghĩ vàng da thông thường nên đưa bé ra phơi nắng, đến khi bé bỏ bú, đờ đẫn mới đưa đi bệnh viện thì đã quá muộn.

Hiện nay, nếu được phát hiện sớm, vàng da bệnh lý sẽ được chữa lành hoàn toàn bằng phương pháp chiếu đèn hoặc thay máu, xâm lấn ở những trường hợp đến quá muộn.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật