Trẻ nhỏ rất hay ngồi kiểu nguy hại này, cần phải lập tức sửa ngay!
Tác hại từ kiểu ngồi hình chữ W
Rất nhiều bé có thói quen ngồi trên sàn nhà với 2 chân gập thành hình chữ W, đặc biệt là trẻ mới biết đi Lí do là vì trẻ cảm thấy rất thoải mái khi ngồi do có trụ vững chắc, không phải dùng đến cơ ở thân quá nhiều để ngồi thẳng.
Nhiều trẻ có thói quen ngồi theo hình chữ W vì cảm giác thoải mái
Tuy nhiên bố mẹ ít ai để ý đến những tác hại mà nó có thể gây ra đối với sức khỏe của trẻ. Cụ thể, tư thế ngồi này dồn quá nhiều áp lực cho cơ chân, hông và khớp gối.
Hơn nữa, kiểu ngồi chữ W sẽ khiến cơ chân bị co rút và các khớp bị nới lỏng, dẫn đến những bất thường trong liên kết xương và dáng đi của trẻ. Nó sẽ khiến các cơ ở thân không thể phát triển vì không được hoạt động nhiều. Trẻ sẽ gặp vấn đề về cân bằng, phối hợp, hạn chế kĩ năng vận động đòi hỏi phải sử dụng những loại cơ lớn. Khi ngồi trên lớp học, trẻ sẽ bị giảm chú ý khi cố gắng phải ngồi thẳng, ngồi ngay ngắn trên bàn học.
Các tư thế ngồi phù hợp mẹ nên dạy cho trẻ
- Ngồi khoanh chân: Đây là kiểu ngồi với vị trí trái ngược với kiểu chữ W, với hai chân bắt chéo nhau ở phía trước như chiếc kéo. Đây là vị trí phù hợp để các cơ thân, hông và đầu gối phát triển.Nó cũng giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng phối hợp vận động giữa hai bên cơ thể, điều này không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe mà còn với khả năng nhận thức học tập
Ngồi khoanh chân
- Ngồi duỗi chân: Đây là kiểu ngồi bệt với hai chân thẳng duỗi ra trước mặt. Đây là kiểu ngồi rất tốt với thân vì ngồi tư thế này đồi hỏi cơ thân và bụng phải vận động nhiều.
Ngồi duỗi chân
- Quỳ cao: Đây là tư thế quỳ gối trên sàn với hông và người thẳng. Vì thế, nó giúp phát triển xương chậu khớp hông và cơ đùi rất tốt.
Quỳ cao
Bố mẹ cần lưu ý trước khi hướng dẫn con thay đổi tư thế ngồi hình chữ W. Một số ít trẻ gặp các vấn đề về chỉnh hình hoặc thần kinh khiến trẻ chỉ có thể ngồi được kiểu chữ W, và rất khó khăn khi đổi kiểu ngồi. Nếu con gặp một trong hai vấn đề đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi dạy con ngồi theo tư thế khác.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:07 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:07 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:08 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:02 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:07 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:06 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:03 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:01 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:03 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:04 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023