10 thói quen kỳ lạ mà vô hại của trẻ mới biết đi các mẹ nên biết

Từ 5 tháng tuổi, trẻ biết ho giả vờ để khiến bố mẹ quan tâm đến chúng. Những thói quen này dễ khiến các bậc phụ huynh lo lắng nhưng hãy yên tâm vì những thói quen đó là hoàn toàn vô hại và sẽ biến mất khi con bạn lớn lên.

Hay khóc lóc, dễ cáu giận, thích đòi hỏi và luôn chạy nhảy nô đùa là những đặc điểm vô cùng quen thuộc của trẻ trong độ tuổi mới biết đi. Tuy nhiên, ở độ tuổi này một số trẻ cũng sẽ có những thói quen bất thường như thích lắc đầu điên cuồng, thích cắn cha mẹ hay giả vờ khó thở để được cởi quần áo khi đang đi ngoài đường… 

1. Thích lắc đầu

Nếu bé của bạn thích lắc đầu mạnh cho đến khi bé cảm thấy chóng mặt Đừng vội lo lắng, đây chỉ là một sở thích bình thường của bé. Khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao trẻ thích lắc đầu như vậy, đó là là do chúng có thể làm thế hay chúng thấy như vậy là buồn cười, không ai biết chắc chắn nhưng đừng cố ngăn cấm không cần thiết, thay vào đó bạn hãy chú ý tránh cho trẻ bị ngã vào những đồ vật nguy hiểm khi chúng chóng mặt.

2. Thích nếm thử, sờ thử mọi đồ vật

Trẻ trong độ tuổi mới biết đi rất thích khám phá thế giới xung quanh, trẻ đặc biệt giỏi trong việc phân định mùi vị, nguyên nhân và bị hấp dẫn bởi những phản ứng từ các đồ vật, hiện tượng. Sẽ không có gì là lạ khi trẻ muốn được nhấn nút trên bảng điều khiển, bật tắt bóng đèn, đồ chơi, đút ngón tay vào ổ cắm và đưa mọi thứ vào miệng để nếm thử. Đừng vội cấm bé trải nghiệm nếu những hành vi đó không quá nguy hiểm, hãy để bé tích lũy đủ những gì cần thiết cho não bộ đang phát triển của mình, bố mẹ nhé!

3. Giả vờ ho

Việc bố mẹ thường tỏ ra lo lắng khi con mình bị ho khiến trẻ hiểu rằng chúng được quan tâm khi làm vậy. Thường thì từ 5 tháng tuổi trở đi, trẻ biết ho giả vờ để khiến bố mẹ quan tâm đến chúng. Đừng vội trách con bạn nhé, chỉ là bé khá thông minh thôi.

4. Thích cắn

Những chiếc răng sữa nhỏ bé nhìn có vẻ vô hại nhưng khi bé cắn thì bạn sẽ biết nó đau tới mức nào. Đây không phải là hành động bất thường và là cách trẻ bày tỏ sự tức giận hoặc thất vọng của mình. Ở độ tuổi này trẻ chưa thể dùng lời nói để biểu đạt ý kiến của bản thân nên trẻ dùng hành động cắn để thay thế. Trong một số trường hợp lại là do trẻ học từ những đứa trẻ cùng lớp mẫu giáo. Cha mẹ nên dạy trẻ từ bỏ thói quen này một cách nhẹ nhàng thay vì tức giận hay đánh phạt trẻ.

5. Tự làm mình nôn ọe

Giống như hành động ho trẻ cũng muốn gây sự chú ý khi giả vờ nôn ọe. Trẻ thường móc ngón tay vào cuống họng để cảm thấy buồn nôn đây là một thói quen bình thường nhưng không nên khuyến khích vì nó rất mất vệ sinh.

Trẻ thường móc ngón tay vào cuống họng để cảm thấy buồn nôn

Trẻ thường móc ngón tay vào cuống họng để cảm thấy buồn nôn

6. Thức dậy vào ban đêm

Nhiều trẻ mới biết đi chưa học được cách ngủ qua đêm, có hàng tá lý do khiến trẻ thức giấc và khóc lóc. Đó có thể là những nỗi sợ được người lớn mang ra dọa trẻ như quái vật dưới gầm gường, ông ba bị, con ma… Tuy nhiên, đây chỉ là một giai đoạn phát triển của trẻ và sẽ biến mất khi trẻ lớn lên.

7. Đột nhiên ghét bỏ một thứ gì đó

Con bạn rất thích tắm nhưng đột nhiên một ngày bé nhất định không chịu tắm, bé khóc lóc và thậm chí hoảng sợ khi bị ép phải tắm. Đó có phải là một điều bất thường? Chắc chắn là không, như đã nói ở trên, trẻ giai đoạn này rất thích trải nghiệm. Nếu trẻ đột ngột ghét bỏ hay sợ hãi điều gì từng thích trước đây thì đó có thể do trẻ đã gặp một tai nạn với chúng. Có thể trẻ không thích tắm vì chúng bị sặc nước hoặc bị ngã trong bồn tắm chẳng hạn. Hãy kiên nhẫn giúp trẻ vượt qua điều này thay vì cố ép nhé.

8. Không chịu ngồi trong xe đẩy

Con bạn đã từng rất thích ngồi trong xe đẩy để cùng mẹ đi dạo tại sao bây giờ bé lại không chịu? Đó là do chiếc xe? Không phải vậy đâu, chẳng bé nào muốn mắc kẹt với chiếc xe đẩy trong khi chúng có thể chạy nhảy và khám phá thế giới xung quanh. Thay vì cố ép trẻ ngồi yên trong xe với những món đồ chơi nhàm chán, hãy để trẻ được tự do trong tầm kiểm soát của bạn.

9. Thích cởi bỏ quần áo

Một số trẻ không thích bị gò bó trong những lớp trang phục nên cố cởi bỏ quần áo của mình ở bất kỳ chỗ nào mà không thấy ngại ngùng. Đừng lo lắng vì điều đó, đây là biểu hiện hết sức bình thường và sẽ mất đi khi chúng lớn hơn và học về sự kiềm chế. Đừng quát mắng trẻ hay đánh giá cực đoan về chúng nơi công cộng, thay vào đó bố mẹ có thể dạy trẻ khi trở về nhà.

10. Thích chơi với ‘cậu nhỏ’ của mình

Trẻ biết đi thích chơi với tất cả mọi thứ xung quanh mình. Bạn hãy thử đặt một miếng rác trước mặt trẻ, trẻ cũng sẽ nhặt lên và khám phá nó, vậy nên đừng lo lắng nếu một ngày nào đó khi tắm bạn thấy con trai mình chơi với ‘cậu nhỏ’ của mình. Đó đơn giản chỉ là sự tò mò của trẻ mà thôi, hãy để bé phát triển tự nhiên nhé.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật