Có mối liên hệ giữa tự kỷ và vắc-xin sởi, quai bị, rubella? Các bạn hãy tham khảo thêm về các căn bệnh này nhé!

Nghiên cứu cho thấy câu trả lời là không.

Theo đó, các nhà khoa học đã kiểm tra, so sánh 95.000 trẻ em với anh chị của họ, một trong số đó có rối loạn tính tự kỷ (ASD). 'Chúng tôi quan sát thấy không có mối liên quan giữa một hoặc hai liều chủng ngừa MMR với nguy cơ tăng bệnh tự kỷ ở trẻ có anh chị bị ASD', Anjali Jain, bác sĩ ở Falls Church, Virginia cho biết.

Nghiên cứu với 95.000 trẻ em không thấy liên quan giữa tiêm vắc xin và bệnh tự kỷ Những lo ngại về vắc xin và bệnh tự kỷ bắt đầu lan rộng sau bài viết của tác giả Andrew Wakefield vào năm 1998 về việc tìm thấy sự liên quan giữa MMR và bệnh tự kỷ trong 12 trẻ em.

Tuy nhiên, bài báo được kiểm tra là sai sự thật và bị gỡ bỏ khỏi tạp chí. Andrew Wakefield cũng bị tước giấy phép y tế của mình. Dù vậy, hậu quả của việc lo ngại tính an toàn vắc xin, đặc biệt trong thời đại internet đã được chứng minh rất khó để dập tắt. 

'Một cơ thể được kiểm tra trong hơn 15 năm qua cho thấy không có sự ảnh hưởng của vắc xin phòng bệnh sởi quai bịrubella với chứng tự kỷ. Các bậc cha mẹ nên tiếp tục cho con tiêm vắc-xin này', nghiên cứu JAMA khẳng định.

'Nhiều cha mẹ có con bị tự kỷ tin vắc xin MMR là một trong những nguyên nhân của bệnh tình con cái họ. Thế nên trẻ em có anh chị bị tự kỷ thường ít được cha mẹ cho đi tiêm phòng', nghiên cứu cho biết thêm.

Một bài viết của Bryan Kin, bác sĩ tại Đại học Washington và Bệnh viện Nhi Đồng Seattle cho biết, các dữ liệu đã rất rõ ràng: 'Kết luận duy nhất có thể rút ra từ nghiên cứu này là không có tín hiệu chung giữa MMR và trẻ bị tự kỷ.

Tóm lại, những nghiên cứu của hàng chục doanh nghiệp lâu nay chứng minh, tuổi khởi phát, mức độ nghiêm trọng cũng như nguy cơ tái phát của chứng tự kỷ không khác biệt giữa trẻ được tiêm phòng hay không'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật