Nguyên nhân nổi mụn ở mông và cách điều trị mụn này như thế nào?

Việc nổi mụn ở mông và đùi dù không gây mất thẩm mỹ nhưng lại gây ra rất nhiều phiền phức, bất tiện và mất tự tin cho người bị mụn.

Câu hỏi: Chào Bác sĩ, năm nay cháu 18 tuổi. Trước đây cháu hay bị nổi mụn nhọt ở mông. ban đầu là sưng cứng, đỏ, nặn ra không có gì , vài ngày sau nặn ra mủ trắng, tự khỏi... nhưng 1 năm trở lại có 1 nốt nhọt do cháu không chú ý đã để nó chai sần, nắn vào thì ngòi cứng liền thịt, vết chai đó dài khoảng hơn 1cm ăn vào da. do nó đúng điểm ngồi nên bề mặt đã nhẵn lỳ, hơi lồi 1 tẹo và giờ không có cách nào nặn nó lên được thưa Bác sĩ. giờ ngồi xuống khá đau do là điểm tỳ còn bình thường không sao, bây giờ cháu nên làm gì ạ? Cháu rất sốt ruột muốn lấy nó ra nhưng không có hiểu biết lắm mấy vấn đè này. cháu cần ăn uống và vệ sinh thế nào để tránh lại nổi mụn nhọt ở mông. Hơn hết, nốt nhọt kia có thể giải quyết bằng cách nào ạ? Có thể trích hay tiểu phẫu ạ? có nên kiêng kỵ gì trước khi đi khám không ạ? Cháu ở Hà Nội nên ra viện lớn hay phòng khám tư ạ? Mong Bác sĩ giải đáp thác mắc giúp cháu, cháu đang rất lo ạ. Cháu cám ơn.

BSCKII Vũ Thị Lừu: Nguyên nhân nổi mụn ở mông - ảnh 1

Trả lời: 

TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:

Nguyên nhân mụn xuất hiện nhiều ở những vùng này là do đây là những vùng kín lại thường xuyên bị bao phủ bởi nhiều lớp quần áo nên lỗ chân lông dễ bị bít gây nổi mụn. Mụn này có thể là mụn trứngmụn bọc mụn mủ mụn cóc… Ngoài ra, điều kiện học tập làm việc khiến cho bạn phải ngồi nhiều, vùng mông và đùi bị tì đè nên trở nên thô dày, mụn càng lâu hết và khi hết thì trở nên thâm đen, cứng.

Mụn của bạn hiện tại đã nhẵn lỳ, ngồi xuống khá đau còn bình thường không sao. Bạn không cần phải tác động bằng tiểu phẫu. Tuy nhiên, khi ngồi có thể kê một miếng đệm để tránh đau

Để điều trị mụn tái đi tái lại và tránh thâm, bạn cần phải chăm sóc da cẩn thận bằng cách tuân thủ một số điều sau:

- Chế độ ăn cần có nhiều rau xanh, uống nhiều nước.

- Giữ cho phần da ở các vùng này thông thoáng bằng cách mặc quần lót mềm mại, thấm mồ hôi

- Nếu công việc phải ngồi một chỗ lâu thì nên dành thời gian nghỉ để đi lại tập thể dục

- Vệ sinh và bôi kem dưỡng vùng da này hàng ngày.

Nếu sau một thời gian tự điều trị mà không thấy tình hình mụn thuyên giảm, em nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được khám trực tiếp và tư vấn các loại thuốc phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật