Quặm bẩm sinh: Biểu hiện và hướng điều trị như thế nào?
Khi bị quặm trẻ khó chịu hay dụi Mắt chảy nước mắt gây viêm kết mạc trợt biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây giảm thị lực. Đến nay điều trị quặm vẫn chủ yếu là phẫu thuật.
Quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ sát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp, tẹt. Do hàng lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt. Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có dử, nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc. Nếu không được điều trị, lông mi làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển nặng và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực.
Cần phải phân biệt trẻ bị quặm bẩm sinh với trẻ bị tắc lệ đạo Ở trẻ bị tắc lệ đạo cũng thường có chảy nước mắt kéo dài, ra dử mắt, nhưng không gây đỏ mắt. Khi thăm khám nếu trẻ không phối hợp, quấy khóc nhiều, mắt nhắm thì có thể chẩn đoán nhầm với quặm bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thăm khám kỹ kết hợp với bơm rửa lệ đạo có thể giúp chẩn đoán phân biệt dễ dàng với quặm bẩm sinh.
Ngoài ra cũng cần lưu ý phân biệt quặm bẩm sinh với tật hai hàng lông mi đó là tình trạng xuất hiện một hàng lông mi thứ hai ngay phía sau hàng lông mi thứ nhất bình thường. Dị tật này có thể xuất hiện đơn độc hoặc đi kèm với những bất thường bẩm sinh khác, nhiều tác giả cho rằng bệnh có liên quan đến di truyền nhiễm sắc thể thường.
Ðiều trị
Ở những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lông mi chưa đủ cứng để gây tổn hại giác mạc do đó có thể cho trẻ tra thuốc (dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như tobrex) và hướng dẫn cho bố mẹ trẻ cách vuốt bờ mi nhằm mục đích làm cho bờ mi bật ra ngoài, lông mi không cọ vào giác mạc tránh tổn hại giác mạc. Nếu bệnh không tự mất đi thì có thể phẫu thuật khi trẻ lớn hơn.
Phẫu thuật điều trị quặm bẩm sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên về nhãn khoa là phẫu thuật tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, không để lai sẹo gây mất thẩm mỹ. Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như hay dụi mắt, chảy nước mắt cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:01 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:01 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:08 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:01 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:05 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:08 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:00 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:00 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:00 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:09 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023