Làm gì khi trẻ bị quặm bẩm sinh, cha mẹ khi chăm sóc trẻ cần lưu ý điều gì?

Từ nhỏ mắt con tôi thường xuyên có dử và hay chảy nước mắt. Cháu hay dụi mắt và quấy khóc. Tôi cho cháu đi khám, bác sĩ nói cháu bị quặm bẩm sinh. Xin hỏi bệnh của cháu có phải mổ không? Có nguy hiểm lắm không?

Nguyễn Thanh Nga(Hà Nội)

Quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ xát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị

Quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ xát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị

Quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ xát vào giác mạc gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị. Bệnh hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp, tẹt. Do hàng lông mi cọ xát vào giác mạc làm trẻ khó chịu luôn luôn dụi Mắt Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có dử, nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc Nếu không được điều trị, lông mi làm tổn thương giác mạc, gây chợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển nặng và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực.

Ở độ tuổi con bạn (và những trẻ nhỏ hơn), lông mi chưa đủ cứng để gây tổn hại giác mạc do đó có thể tra thuốc cho trẻ (dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như tobrex) và vuốt bờ mi cho cháu nhằm mục đích làm cho bờ mi bật ra ngoài, lông mi không cọ vào giác mạc tránh tổn hại giác mạc. Nếu bệnh không tự mất đi thì có thể phẫu thuật  khi trẻ lớn hơn.

Phẫu thuật điều trị quặm bẩm sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên về nhãn khoa là phẫu thuật tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như hay dụi mắt, chảy nước mắt cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị.         

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật