Ứ nước vòi trứng có thể tăng nguy cơ cao gây vô sinh

Ứ nước vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị nhiễm khuẩn khiến nó bị phình ra và chứa đầy dịch.

Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh hiếm muộnphụ nữ vì ứ nước vòi trứng gây tắc vòi trứng ngăn cản không cho trứng gặp tinh trùng

Ứ nước vòi trứng là biến chứng của một số loại bệnh như: viêm âm đạo viêm vòi trứng viêm vùng chậu do nhiễm Chlamydia, lậu cầu hay do viêm dính vòi trứng. Ngoài ra, ứ nước vòi trứng còn do phẫu thuật trước đó (nhất là phẫu thuật ống dẫn trứng) hoặc do viêm dính vùng chậu nặng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ứ nước vòi trứng thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.

Một số triệu chứng hay gặp gồm: đau âm ỉ (cũng có trường hợp đau dữ dội) vùng bụng dưới hoặc đau khắp cả bụng, càng gần đến chu kỳ kinh nguyệt thì cảm giác đau tăng; kinh nguyệt không đều thường thấy kinh nguyệt ra nhiều; đau khi quan hệ tình dục; lượng dịch âm đạo tiết ra nhiều; rối loạn tiêu hóa

Ứ nước vòi trứng là bệnh lý phụ khoa không dễ dàng điều trị. Bác sĩ cần khám, khai thác tiền sử bệnh lý, siêu âm, xét nghiệm thật kỹ để có được kết quả chẩn đoán chính xác. Ứ nước vòi trứng cần phải bơm thông vòi trứng (hiệu quả thấp) và mổ nội soi hút dịch nhằm thông tắc vòi trứng.

Nếu không điều trị kịp thời thì sau vòi trứng đó sẽ tắc hoàn toàn, thậm chí phải cắt bỏ vòi trứng vì viêm nhiễm quá nặng và ảnh hưởng đến vòi trứng còn lại, cũng như sẽ gây ra thai chết lưu mang thai ngoài tử cung

Ứ nước vòi trứng dễ tái phát cho dù đã mổ nội soi thông vòi trứng do những viêm nhiễm âm đạo, tử cung không bao giờ chữa dứt điểm một lần được.

Ngày nay, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào điều trị, phẫu thuật nội soi đã trở nên phổ biến, được cả bệnh nhân và thầy thuốc chấp nhận rộng rãi hơn nhờ những ưu điểm so với mổ mở: đường mổ nhỏ và ngắn dưới 5mm, ít đau, không mất máu nhiều, it bị biến chứng, phục hồi nhanh, thời gian nằm viện ngắn...

Bên cạnh điều trị nội soi, người bệnh cần tích cực điều trị các viêm nhiễm phụ khoa đi kèm.

Về mặt chẩn bệnh và biện chứng luận trị của đông y có nhiều điểm khác biệt so với tây y. Có những bài phuốc cổ phương điều trị bệnh hiệu quả, tuy chưa có điều kiện đánh giá đầy đủ về mặt khoa học.

Y học cổ truyền (đông y) có phương pháp luận về chẩn đoán và điều trị rất khác y học hiện đại (tây y). Tên gọi, công năng một số tạng phủ theo đông y không giống với tây y. Theo đông y, bệnh tật của cơ thể là do mất cân bằng âm dương, được quy về chứng hư hay thực, hàn hay nhiệt, bệnh ở biểu (bên ngoài) hay lý (bên trong cơ thể)...

Vì vậy, có thể hiểu, dù mục đích đều là chữa khỏi bệnh, nhưng cách chữa của đông y và tây y không giống nhau. Muốn kết hợp đông y và tây y trong điều trị, cần phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sản phụ và y học cổ truyền sau khi xem xét bệnh án.

Dù điều trị theo phương pháp nào đông y hay tây y, cũng cần đến các phòng khám hoặc cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép, do người có trình độ chuyên môn kê đơn, tuân thủ liệu trình điều trị và theo dõi, tái khám theo đúng lịch hẹn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật