Bạn nên biết: Trẻ ăn theo nhu cầu có IQ cao hơn trẻ bị nhồi ép

Khoa học đã chứng minh việc nhồi ép con ăn không những làm tăng nguy cơ biếng ăn mà còn hạn chế sự phát triển tối đa của trẻ.

Sai lầm từ… phụ huynh

Nếu như các bà mẹ người Nhật luôn cho con thưởng thức bữa ăn theo nhu cầu hay các mẹ người Pháp thường khuyến khích con tận hưởng bữa ăn bằng cách nhai kĩ và ăn chậm thì phần nhiều cha mẹ Việt lại đặt cho con tiêu chí 'ăn càng nhiều càng tốt'; 'ăn càng nhanh càng ngoan'.

Đó là lý do tại sao, câu cửa miệng mỗi khi mọi người hỏi thăm về một đứa trẻ thường là : 'Cháu ăn tốt không? Nặng mấy cân rồi?'. Hoặc khi thấy một đứa trẻ vượt chuẩn về cân nặng, họ thường thể hiện sự ngưỡng mộ bằng những lời xuýt xoa tán thưởng 'Nhìn phúng phính đáng yêu thế!' 'Trộm vía, em bé bụ bẫm quá!'…

Các khảo sát khác cũng chỉ rõ: Nhiều người thường lấy 'cân nặng' làm thước đo đánh giá hiệu quả nuôi con của một người mẹ. Mặt khác, với quan niệm: 'Ăn để béo tốt' chứ chưa phải 'ăn để khỏe mạnh', vì thế, mọi người đã ra sức 'nhồi, ép' trẻ ăn những món nhiều đạm, chất béo như thịt, cá, trứng… mà không chú trọng đến việc làm phong phú thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, để dụ trẻ ăn, nhiều phụ huynh có thể kiên nhẫn chạy theo trẻ hàng giờ với đủ 'chiêu trò' như cho trẻ xem ti vi, chơi điện thoại; không ngại dọa nạt, quát mắng... miễn sao trẻ ăn hết suất đã được quy định.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những hành động này là hoàn toàn phản khoa học. Việc phụ huynh chỉ quan tâm đến mong muốn của mình biến bữa ăn của trẻ trở thành một 'trận chiến' thực sự. Bữa ăn không hứng thú không chỉ trở thành nỗi ám ảnh, mà còn đẩy trẻ đến 'bờ vực' biếng ăn, kém hấp thu, khiến bé ngày càng còi cọc, chậm lớn.

Trẻ ăn theo nhu cầu sẽ vui vẻ và thông minh hơn trẻ bị nhồi ép

Trẻ ăn theo nhu cầu sẽ vui vẻ và thông minh hơn trẻ bị nhồi ép

Trẻ ăn theo nhu cầu có IQ cao hơn

Theo nghiên cứu của trường đại học Essex, Anh Quốc được thực hiện trên 10. 419 trẻ em những bé được cho ăn theo nhu cầu sẽ có IQ cao hơn các bé ăn theo lịch trình là 5 điểm. Sự khác biệt này cũng xuất hiện trong cuộc thử nghiệm với những trẻ 5 tuổi, 11 và 14 tuổi khi trẻ đi học. Kết quả này cho thấy, rõ ràng việc để cho trẻ được quyền quyết định món ăn và số lượng ăn có vai trò quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất, nhiệm vụ của người lớn là chuẩn bị cho chúng những đồ ăn có đủ dưỡng chất và ngon. Nên khuyến khích trẻ ăn thay vì ép buộc bởi ăn khi có nhu cầu và sở thích bao giờ cũng khiến bữa ăn trở nên thú vị với nhiều lợi ích to lớn.

Riêng những trẻ biếng ăn hoặc hấp thu kém, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng: Ngoài các biện pháp thông thường như thay đổi thực đơn thường xuyên, cho trẻ ăn đúng bữa, hạn chế ăn vặt…, cha mẹ có thể bổ sung thêm một số vi chất cần thiết như Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật, L-Lsysine, Taurin… để giúp trẻ thèm ăn tự nhiên, tăng chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất, từ đó, giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao cân nặng và trí tuệ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật