Giúp tăng cường sức khoẻ đáng kể cho con đầu năm học mới

Thời điểm tháng 9 tháng 10 hàng năm là giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi nắng mưa bất thường tạo ra điều kiện môi trường ẩm ướt, rất dễ làm phát sinh nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu thì các bệnh truyền nhiễm hay gặp phải như cảm cúm, tiêu chảy, tay chân miệng… Do đó, việc quan tâm và chuẩn bị cho con em mình về cả tâm lý cũng như sức khỏe thể chất sẽ là ưu tiên hàng đầu trong thời gian này.

Khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao

Song song với thời gian học tập ở trường và làm bài tập về nhà, bố mẹ nên khuyến khích và hướng dẫn trẻ chơi thêm các môn thể thao vận động lành mạnh. Hãy để trẻ chọn cho mình môn thể thao ưa thích, đồng thời dành thời gian cùng chơi với con để hiểu con hơn. Bởi chơi thể thao không chỉ hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất mà còn tạo cho trẻ tinh thần thoải mái phấn chấn để học tập tốt

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và an toàn

Đối với các bé ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, chưa biết tự ý thức chăm sóc cho bản thân, phụ huynh cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Ngoài các bữa ăn chính tại gia đình cần tìm hiểu thật kỹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhà trường nếu đưa con em đi học chương trình bán trú, nội trú

Theo thống kê của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, tỉ lệ nhiễm giun sán ở người Việt Nam có thể tới hơn 50% tại các vùng dịch tễ, đa phần là trẻ em học sinh. Tỷ lệ trẻ em nhiễm giun ở khu vực phía Nam là 10-50%, trong khi ở miền Bắc - vùng có thói quen canh tác sử dụng phân tươi bón cho cây trồng phổ biến, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường hạn chế, thiếu nước sinh hoạt - thì có nơi đến hơn 80% trẻ nhiễm giun sán.

Do đó, các bữa ăn của trẻ không chỉ đòi hỏi sự cân bằng và đa dạng các thành phần dinh dưỡng mà còn phải được chế biến từ nguyên liệu tươi sạch, hợp vệ sinh để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường ăn uống như nhiễm ký sinh trùng và giun, sán.

Giữ gìn vệ sinh để phòng tránh nhiễm giun, sán

Trẻ nhỏ thường có thói quen bốc nhặt đồ ăn, mút tay, nghịch bẩn, cầm nắm đủ loại đồ vật rơi vãi ngoài môi trường... tạo điều kiện cho giun, sán xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, luôn nhớ tiến hành tẩy giun định kỳ cho trẻ đủ 2 lần trong một năm, khoảng cách tối đa 6 tháng.

Hãy cùng đồng hành với con em mình bằng những chăm lo thiết thực và hiệu quả nhất để mỗi ngày đưa trẻ đến trường đều là một ngày vui.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật