Lưu ý khi cho bé bú mẹ ở trẻ đẻ nhẹ cân và trẻ bị ốm

Trẻ đẻ nhẹ cân có thể bú mẹ có hiệu quả và cần bú mẹ nhiều hơn để đuổi kịp phát triển như trẻ bình thường.

1. Định nghĩa

Trẻ đẻ nhẹ cân là trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2500g bao gồm cả trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng.

2. Đặc tính của trẻ đẻ nhẹ cân

Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nên trẻ cần nhiều sữa mẹ hơn trẻ khác, tốt nhất là sữa của chính người mẹ đẻ ra trẻ vì sữa này chứa nhiều protein và các chất chống nhiễm khuẩn.

Trẻ đẻ nhẹ cân có thể bú mẹ có hiệu quả, trẻ cần bú mẹ nhiều hơn để đuổi kịp phát triển như trẻ bình thường.

Một số trẻ nhẹ cân lúc đầu mút vú khó khăn, ít hiệu quả, có thể cho trẻ ăn bằng sữa mẹ vắt ra và cho ăn bằng cốc, thìa hoặc ống thông để giúp cho việc hình thành nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ sau này.

Trẻ đẻ nhẹ cân có thể bú mẹ có hiệu quả

Trẻ đẻ nhẹ cân có thể bú mẹ có hiệu quả

3. Các biện pháp nuôi dưỡng trẻ nhẹ cân

Trong vài ngày đầu nếu trẻ không thể ăn được bằng đường miệng thì có thể phải nuôi dưỡng trẻ bằng đường tĩnh mạch nhưng cần theo dõi để cho trẻ ăn bằng đường miệng sớm.

Trẻ dưới 30 tuần tuổi thai thường được nuôi bằng sữa mẹ vắt ra cho ăn qua ống thông mũi dạ dày Có thể cho bà mẹ bế trẻ, việc tiếp xúc da kề da sẽ làm tăng thêm sự tạo sữa và giúp cho việc gắn bó tình cảm mẹ con.

Trẻ có tuổi thai từ 30-32 tuần thì giảm dần các bữa ăn bằng ống thông mà cho ăn sữa mẹ bằng cốc, thìa hoặc vắt sữa mẹ trực tiếp vào miệng trẻ.

Trẻ từ 32-36 tuần tuổi thai có thể bắt đầu bú mẹ nhưng vẫn tiếp tục vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng cốc hoặc ống thông để đảm bảo trẻ nhận đủ sữa theo nhu cầu.

Trẻ có tuổi thai trên 36 tuần có thể bú mẹ trực tiếp, nếu trẻ bú ít có thể cho trẻ ăn bằng sữa mẹ vắt ra bằng cốc và thìa sau khi đã bú mẹ.

Tiếp tục theo dõi trẻ và cân trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ nhận được đủ sữa.

4. Vì sao cho trẻ ăn bằng cốc an toàn và tốt hơn bằng chai?

Cốc dễ rửa bằng xà phòng và nước hơn là chai núm vú cao su.

Thời gian cho ăn bằng cốc thường ngắn hơn cho ăn bằng chai nên hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn

Cốc không thể để bên cạnh trẻ để trẻ tự ăn được nên cần có người chăm sóc cho trẻ ăn, như vậy sẽ làm tăng cường việc tiếp xúc với trẻ.

Trẻ ăn bằng cốc sẽ không làm mất phản xạ bú mẹ trong khi ăn bằng chai với đầu vú cao su sẽ làm trẻ mất phản xạ bú mẹ và sẽ bú mẹ không hiệu quả do ngậm bắt vú không tốt như vậy làm giảm sự tạo sữa của mẹ.

* Cách cho trẻ ăn bằng cốc:

Bế trẻ ngồi thẳng hoặc nghiêng trong lòng người cho ăn.

Đặt cốc nhỏ vào môi trẻ. Nghiêng cốc để cho trẻ cho sữa vừa chạm tới môi trẻ. Cốc tỳ nhẹ lên môi dưới của trẻ và cạnh của cốc chạm nhẹ vào phần ngoài môi trên của trẻ.

Trẻ dùng lưỡi đưa sữa vào miệng.

Không rót sữa vào miệng trẻ. Chỉ đặt cốc vào môi trẻ và trẻ tự uống sữa

Khi trẻ ăn đủ sữa trẻ sẽ ngậm miệng lại.

Đo lượng sữa ăn vào của trẻ trong 24h vì lượng sữa trẻ cần trong mỗi bữa sẽ khác nhau.

5. Nuôi con bằng sữa mẹ khi trẻ ốm

Khi trẻ ốm thường kém ăn, nhưng vẫn tiếp túc cho bú để trẻ nhận đủ các chất dinh dưỡngkháng thể làm cho trẻ chóng hồi phục sức khoẻ ít bị sút cân, đồng thời duy trì được sự tạo sữa của mẹ và trẻ sẽ dễ dàng bú mẹ trở lại sau khi đã khỏi bệnh.

Khi trẻ ăn đủ sữa trẻ sẽ ngậm miệng lại

Khi trẻ ăn đủ sữa trẻ sẽ ngậm miệng lại

- Nếu trẻ nằm viện: Cho bà mẹ nhập viện cùng để nằm cạnh con và tiếp tục cho con bú.

- Nếu trẻ vẫn bú được: Động viên bà mẹ cho con bú thường xuyên hơn. Đôi khi trẻ mất ngon miệng với những thức ăn khác nhưng vẫn muốn bú mẹ.

- Nếu trẻ bú kém: Gợi ý bà mẹ cho con bú nhiều lần hơn bình thường. Có thể tăng số lần cho bú tới 12 lần trong 1 ngày.

- Nếu trẻ không thể bú mẹ hoặc từ chối bú mẹ: Giúp bà mẹ vắt sữa và cho trẻ ăn bằng cốc hoặc thìa. Chú ý cố gắng tiếp tục cho trẻ bú ngay khi trẻ muốn bú.

- Nếu trẻ không thể ăn được bằng cốc: Cho trẻ ăn sữa mẹ đã vắt ra bằng ống thông mũi dạ dày

- Nếu trẻ không thể ăn được bằng đường miệng: Khuyến khích bà mẹ thường xuyên vắt sữa để duy trì sự tạo sữa cho đến khi trẻ co thể ăn được bằng miệng. Ngay khi trẻ phục hồi bà mẹ cần cho con bú trẻ lại và cho con bú thường xuyên hơn để duy trì sự tạo sữa.

6. Loại sữa và số lượng sữa cần thiết cho những trẻ không thể bú được

Các loại sữa dùng cho trẻ:

- Sữa mẹ vắt ra

- Nếu không có sữa mẹ, thì dùng sữa hộp pha theo chỉ dẫn

Lượng sữa cần cho trẻ:

 - Trẻ cân nặng ≥ 2500g: 150ml/kg/ngày

 - Trẻ cân nặng < 2500g:

Ngày đầu 60ml/kg cân nặng.

Tăng dần số lượng 20ml/kg /ngày cho tới khi trẻ đạt tới lượng là  200ml/kg cân nặng /ngày.

Chia làm 8-12 bữa, cho 2-3 giờ một lần.

Tiếp tục cho ăn tới khi trẻ nặng 1800g hoặc hơn và bú mẹ đầy đủ.

Số lượng sữa của từng bữa có thể thay đổi.

Kiểm tra số lượng sữa của trẻ ăn vào trong 24 giờ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật