Thang đo sự phát triển của trẻ theo độ tuổi mẹ nhất định phải biết

Việc theo dõi quá trình phát triển của trẻ giúp cha mẹ sớm phát hiện những rối loạn bệnh lý và can thiệp kịp thời.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, bằng sự quan sát trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ cha mẹ có thể nhận thấy con mình phát triển từng ngày, từng giờ. Trong đó, sự tăng trưởng của não là nền tảng cho sự phát triển các chức năng về nhận thức và tư duy. Sự tăng trưởng các mô cơ, xương là cơ sở cho sự phát triển các chức năng vận động của cơ thể. Các quá trình này luôn có sự tương tác và thúc đẩy lẫn nhau tạo ra sự phát triển hài hòa và liên tục trong suốt quá trình lớn lên của trẻ.

Việc theo dõi sát quá trình phát triển về nhận thức và vận động giúp cha mẹ nhận biết sự thay đổi của con, sớm phát hiện những sai sót hoặc rối loạn bệnh lý và có thể những can thiệp cần thiết. Có nhiều chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ như cân nặng chiều cao tinh thần vận động, cha mẹ có thể dựa vào thang đo các chỉ số phát triển vận động và tâm lý bình thường của trẻ sau đây để biết con mình phát triển nhanh hay chậm:

Lưu ý: Đa số trẻ phát triển bình thường tương ứng các mốc về vận động và tâm lý, ngôn ngữ trong bảng trên. Tuy nhiên một số trẻ có thể phát triển sớm hoặc muộn hơn đôi chút về một chức năng nào đó song không phải bệnh lý. Trường hợp trẻ phát triển chậm hơn so với các mốc thời gian như trên kéo dài hoặc thờ ơ với mọi thứ xung quanh, cha mẹ nên đưa con đến khám chuyên khoa để được thăm khám, chữa trị kịp thời. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp với từng bé.

Các chỉ số về vận động và tâm lý phù hợp với sự phát triển của trẻ theo độ tuổi (Ảnh: Internet)

Các chỉ số về vận động và tâm lý phù hợp với sự phát triển của trẻ theo độ tuổi (Ảnh: Internet)

Trẻ chậm phát triển vận động có thể do suy dinh dưỡng còi xương sai khớp bệnh lý ở hệ cơ thần kinh hoặc một bệnh lý toàn thân khác. Một số trường hợp đặc biệt do các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải tại não. Đối với các bé bị bệnh liên tiếp cũng làm chậm tăng trưởng thể chất, từ đó làm chậm phát triển vận động thô sơ và các kỹ năng. Tình trạng này dẫn đến hạn chế sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài, gây thiếu thông tin cho não nên không kích thích bé phát triển nhận thức.

Trẻ chậm phát triển tâm lý, ngôn ngữ có thể do nhiều nguyên nhân, đôi khi rất phức tạp. Có thể do môi trường và hoàn cảnh sống bất lợi, thiếu tình thương yêu thiếu sự chăm sóc và dạy dỗ chu đáo từ cha mẹ, người nuôi trẻ, bị bỏ rơi, mồ côi. Khi bé sống những năm đầu đời trong một môi trường ít kích thích, ít cảm xúc và không nhận được sự hỗ trợ thể chất, tinh thần thì sự phát triển não bộ cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến chậm chạp trong vận động, nhận thức và hành vi giao tiếp.

Nghiên cứu cho thấy, nếu được chăm sóc tốt trong giai đoạn đầu đời, trẻ sẽ phát triển về thể chất, vận động, nhận thức và học hỏi tốt hơn. Do đó tất cả những gì cha mẹ có thể làm để giúp con phát triển tốt là chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, dành cho trẻ tình yêu thương và khuyến khích bé thử nghiệm, trao đổi, học hỏi, tạo sự tự tin cho trẻ để chúng lớn lên khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi và thành công.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật