Giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh nhờ dùng Omega-3 đúng cách và hợp lý

Theo kết quả một nghiên cứu mới đây, chế độ ăn giàu omega-3 có thể giúp làm giảm nguy cơ bị căn bệnh thoái hóa thần kinh nguy hiểm có tên xơ cứng cột bên teo cơ (ALS), hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig.

Theo các tác giả nghiên cứu axit béo này được tìm thấy chủ yếu trong cá, giúp giảm phản ứng viêm và ô xy hóa của tế bào Cả hai quá trình này đều gây tổn hại đến mô thần kinh. Phản ứng viêm và ô xy hóa tế bào từ lâu đã được biết có liên quan tới bệnh ALS, vì vậy bất kỳ chất dinh dưỡng nào chống lại được phản ứng này đều giúp phòng ngừa bệnh.

Trưởng nhóm nghiên cứu, bà Kathryn Fitzgerald thuộc Trường y tế công cộng Harvard tại Boston, cho rằng "những người có chế độ ăn giàu axit béo omega-3 không bão hòa đa - một loại chất béo thiết yếu trong chế độ ăn được tìm thấy trong dầu thực vật và cá – có tác dụng làm giảm nguy cơ bị bệnh ALS".

Bà cũng cho biết chế độ ăn giàu axit alpha-linolenic, một loại axit béo được tìm thấy trong dầu thực vậtcác loại hạt cũng làm giảm nguy cơ bị bệnh ALS".

Trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của Fitzgerald đã xem xét mối liên quan giữa bệnh ALS và các axit béo này ở khoảng 1.000 bệnh nhân ALS. Họ nhận thấy những bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm chứa axit béo omega-3 có nguy cơ thấp nhất bị bệnh ALS.

Những người thuộc nhóm 20% những người ăn nhiều axit béo omega-3 nhất giảm một phần ba nguy cơ bị bệnh ALS so với những người thuộc nhóm 20% những người ăn ít axit béo nhất.

Tuy nhiên, Fitzgerald cũng lưu ý rằng nghiên cứu này là một nghiên cứu quan sát với việc xem xét dữ liệu từ các nguồn đã được công bố và không phải từ thử nghiệm ngẫu nhiên. Bà cho biết: "Vì vậy chúng ta không thể nói rằng đó là mối quan hệ nhân-quả, mà chỉ là có liên quan".

Nghiên cứu này chỉ xem xét tới nguy cơ bị bệnh ALS. Không rõ liệu việc ăn nhiều axit béo omega-3 có thể giúp điều trị cho những người đã bị bệnh mà chưa được chẩn đoán hay không.

"Các nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để xác định liệu việc ăn nhiều omega-3 có mang lại lợi ích cho những người bị bệnh ALS hay không", Fitzgerald nói.

ALS là một bệnh khá hiếm gặp. Hiện nay, có khoảng 20.000 đến 30.000 người Mỹ bị bệnh ALS, và khoảng 5.000 bệnh nhân được chẩn đoán mắc ALS mỗi năm.

Tiến sĩ Michael Swash, là nhà thần kinh học người Anh thuộc Bệnh viện Hoàng gia London và là đồng tác giả bài báo về nghiên cứu này đăng trên Tạp chí JAMA Neurology tháng 7/2014, cho rằng “nghiên cứu mới này là rất quan trọng ở chỗ nó cung cấp khả năng của một yếu tố môi trường (chế độ ăn uống) trong chuỗi diễn biến phức tạp gây khởi phát bệnh ALS".

"Có lẽ chúng ta đang hướng tới hai phương pháp khống chế bệnh - một phương pháp giúp phòng ngừa bệnh lý này, là giải pháp lý tưởng; phương pháp còn lại là làm chậm tiến triển bệnh, cũng rất cần thiết," ông nói.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật