3 cách ứng xử thông minh khi con trẻ không chịu nghe lời

Có một thực tế là càng quát mắng, càng ra lệnh thì trẻ sẽ càng không chịu nghe lời. Vậy cha mẹ phải ứng xử như thế nào trong những tình huống đó?

Khi cần ra ngoài, bạn hỏi con 'Con có thể tự mình đi giày không (phương án A) hay con muốn sự giúp đỡ của mẹ nào? (phương án B) nhưng không, con đã không chọn phương án nào cả, chúng cầm giày lên và ném đi (phương án C). Bạn cảm thấy cơ thể mình mệt mỏi khi phải đi đi lại lại, và dùng đôi bàn tay vững chắc để đỡ con cho chúng làm những gì chúng muốn.

Sự thật là cách ứng xử với trẻ con cũng khó khăn như việc sinh con vậy. Khi bé hét lên 'Không' hoặc lăn lộn trên sàn nhà, đạp chân và la hét, dù điều này khiến bạn không vui chút nào, nhưng đó chỉ là phản ứng bình thường của các bé ở lứa tuổi này. Thử suy nghĩ theo hướng khác, đó là: Khi làm việc nào đó có nghĩa là bé muốn khám phá thế giới quanh mình và kiểm tra khả năng của mình, ngoài ra bé cũng đang học cách kiểm soát hành động và cảm xúc.

Khi trẻ không chịu nghe lời, bố mẹ rất dễ rơi vào căng thẳng, bực mình

Khi trẻ không chịu nghe lời, bố mẹ rất dễ rơi vào căng thẳng, bực mình

Bên cạnh việc nuôi con khỏe, làm sao để dạy con ngoan, dạy con nên người là một trong những lưu tâm hàng đầu của các bậc làm cha mẹ. Đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách ban đầu của trẻ. Mẹ cần theo sát để nhận biết những hành vi, biểu hiện bất thường hay không mong muốn của bé để có hướng xử lý kịp thời và giúp bé vượt qua thử thách của lứa tuổi và phát triển toàn diện. Vậy cha mẹ sẽ làm gì để con biết nghe lời.

Dưới đây là một số cách ứng xử thông minh bố mẹ có thể tham khảo khi trẻ không chịu nghe lời:

Luôn luôn nói cho con nghe những gì bạn nhìn thấy và cảm nhận

'Có vẻ như con chưa sẵn sàng để có thể tự đi giày của mình. Đến lúc chúng ta phải đi rồi, và có vẻ khó để chọn nên mẹ sẽ giúp con chọn nhé!' Thái độ, cách đối xử của người lớn với con cũng là nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, khó bảo ở trẻ. Chính bởi vậy, muốn thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.

Chấp nhận rằng đây là cơ hội cho con học hỏi và rút kinh nghiệm

Cứ để con làm sai đi, sau mỗi lần sai, con sẽ học được bài học quý giá. Đây chính là bài học thú vị khiến con phải rút kinh nghiệm rất nhanh. Trước khi con rút ra kinh nghiệm, cha mẹ chỉ nói trước chuyện gì sẽ xảy đến nhưng đó là quyết định của con thì cha mẹ không can thiệp.

Nếu con không…

Nói điều gì đó đại loại như: 'Con đã chọn không giày vào, trong khi con cũng không thích đi chân đất. Điều đó chắc chắn sẽ làm cho con cảm thấy khó chịu đấy! Nhưng khi chúng ta đến trường, con có thể quyết định xem là con sẽ tự đi giày hay là để mẹ giúp đỡ nhé!'.

Bây giờ con của bạn cần học thêm một chút về những gì chúng cần chịu trách nhiệm, bạn cần phải tôn trọng sự lựa chọn của con và giải thích một cách bình tĩnh và thực tế những gì sẽ xảy ra.

Hoặc bạn có thể cho con biết bạn lựa chọn D, và bạn hài lòng với phương án đó: 'Hmmmm…. Có vẻ như con vẫn muốn tiếp tục chơi với những viên bi này. Nhưng bây giờ chúng ta cần đi giày và ra ngoài. Con có thể mang theo những viên bi nếu con muốn. Mẹ rất muốn xem viên vi lớn nhất trong số con chơi. Hãy chỉ cho mẹ nhé! Và chúng ta sẽ cùng nhau đi giày nào!'. Với cách ứng xử này, bạn đã tôn trọng mong muốn của con, vừa khiến con vui vừa có thể chỉ cho con theo sự hướng dẫn của bạn.

Hãy luôn giữ bình tĩnh và quan trọng là giúp con bạn khám phá xem liệu con trẻ có thích kết quả của sự lựa chọn mà con đã thực hiện không, ảnh hưởng đến con thế nào, lần sau con có thể lựa chọn phương án khác. Việc này đòi hỏi chúng ta luôn phải giữ kiên nhẫn, hiểu biết, hài hước, sáng tạo, nếu quá mệt mỏichán nản với tình huống của trẻ, các phụ huynh hãy bình tĩnh rời khỏi phòng trong một vài phút và quay trở lại sau khi trẻ đã ngừng khóc. Bằng cách duy trì sự bình tĩnh, cha mẹ cũng sẽ giúp trẻ giữ bình tĩnh.

Đừng nghĩ rằng chỉ nên trò chuyện với trẻ khi trẻ đã gây ra chuyện gì đó thật tồi tệ. Hãy trao đổi với trẻ trong bữa ăn hoặc trên đường đi. Thường xuyên nhắc nhở trẻ sẽ giúp trẻ thấu hiểu giới hạn và dạy trẻ phải tuân thủ giới hạn đó. Việc bắt đầu một thói quen mới có thể khá khó khăn, nhưng một khi đã thay đổi được thói quen đó, trẻ sẽ trở thành những con người biết kính trọng và nghe lời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật