Dạy con cách tiết kiệm nước thông minh các mẹ nhất định phải biết

Dạy trẻ tiết kiệm tài nguyên nước là một phần trong giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho tương lai cho con, đồng thời giúp con biết giúp đỡ người dân khó khăn có nước sạch sử dụng. Nhưng làm thế nào để dạy con tiết kiệm nước là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ bối rối.

Theo thống kê của Hội Tài nguyên nước thế giới, những năm gần đây, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia thiếu nước sạch. Việc tiếp cận nguồn nước sạch ở các thành phố lớn là khá dễ dàng, nên mọi người có tâm lý nước sạch luôn sẵn có và vô tận. Do đó, nhiều bậc phụ huynh chưa biết cách thuyết phục con em mình tập thói quen tiết kiệm nước từ trong gia đình

“Tôi thường cố gắng dạy con có thói quen tiết kiệm nước nhưng không mấy hiệu quả. Con cũng làm theo, nhưng rồi đâu lại vào đấy. Tôi cũng không biết dạy bé thế nào…”, chị Hoàng Anh, mẹ của một cậu con trai 10 tuổi ở Quận Phú Nhuận chia sẻ.

Quả thật, những bài học về môi trường, tiết kiệm tài nguyên ở trường học thường chỉ là lý thuyết khô khan và ít tạo những thay đổi trong suy nghĩ của các em học sinh. “Khi hỏi con cách bảo vệ môi trường, con tôi chỉ biết nhặt rác và trồng cây. Bé không biết rằng tiết kiệm nước cũng là một cách bảo vệ môi trường quan trọng”, chị Hoàng Anh cho biết thêm.

Thực tế, việc dạy con tiết kiệm và trân trọng tài nguyên nước không quá khó như nhiều người nghĩ. Theo triết lý của Design For Change (phong trào trẻ em góp phần thay đổi thế giới có mặt trên 65 quốc gia), một trong 4 bước để bắt đầu cho sự thay đổi về tư duy là quan sát và cảm nhận (Feel). Con bạn không cần những bài học lý thuyết xa rời thực tế mà con sẽ hình thành thói quen sống có trách nhiệm hơn, đặc biệt với tài nguyên nước, khi con thấy cha mẹ và những người xung quanh biết trân trọng nguồn nước sạch mình đang sử dụng.

Tiết kiệm nước – hãy bắt đầu từ những việc nhỏ hằng ngày (Ảnh minh họa)

Tiết kiệm nước – hãy bắt đầu từ những việc nhỏ hằng ngày (Ảnh minh họa)

Hãy bắt đầu từ những cách đơn giản nhất. Bạn nhắc con hạn chế tối đa việc đánh răng tắm rửa dưới vòi nước chảy liên tục. Khi đánh răng bạn nên hứng nước vào ly, ca để súc miệng, tránh để nước chảy khi đang đánh răng. Khi rửa rau rửa chén bát, thì nên hứng nước trong chậu, sau đó “nhờ” con dùng nước tận dụng để tưới cây, rửa sân nhà. Bạn cũng tạo thói quen cho con tắm vòi sen thay vì vòi nước lớn…Hãy chia sẻ một cách nhẹ nhàng, và thực hành cùng con nhiều lần để con hình thành thói quen mà không có cảm giác bị ép buộc.

Ngoài ra, hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời. Khi được trồng trọt, tưới cây, con sẽ ý thức rõ hơn về lợi ích của tài nguyên nước. Tưới nước vào sáng sớm và tránh tưới khi trời gió sẽ giúp giảm lượng nước thất thoát do bay hơi. Ngoài ra, bạn nên dành thời gian dẫn con đi dã ngoại ở những vùng sông nước, ao hồ và dạy con hiểu được giá trị lớn lao của nước. Cả gia đình có thể chèo thuyền, bơi lội, câu cá tại những nơi này. Hãy dạy con: yêu nước là yêu chính cuộc sống của chúng ta đó!

Cùng con tham gia vào các hoạt động ngoài trời để giúp con nhận thức giá trị tài nguyên nước (Ảnh minh họa)

Cùng con tham gia vào các hoạt động ngoài trời để giúp con nhận thức giá trị tài nguyên nước (Ảnh minh họa)

Trong giặt giũ, bạn cũng có thể giúp con tiết kiệm nước đáng kể. Bé sẽ còn học được cách tự lập nếu biết cách giặt tay những bộ quần áo của chính mình từ khi còn nhỏ với sự giúp đỡ khi bố mẹ. Khi giặt quần áo bằng tay, con nên mang găng cao su để hạn chế rửa tay nhiều lần. Khi xả quần áo lần cuối, hãy giữ lại nước này để làm sạch sàn nhà, lau nhà hoặc rửa xe. Tuy nhiên, nên hạn chế xả quần áo nhiều lần, bằng cách sử dụng nước xả vải 1 lần để tiết kiệm nước một cách tối đa.

Xả quần áo một lần giúp tiết kiệm nước đáng kể (Ảnh minh họa)

Xả quần áo một lần giúp tiết kiệm nước đáng kể (Ảnh minh họa)

Chỉ với 1 lần xả duy nhất, chúng ta có thể tiết kiệm khoảng 20 lít nước, tiết kiệm kha khá cho gia đình. Những lít nước sạch đó còn góp phần giúp đỡ người dân vùng hạn, mặn trong hành trình 'Tiết kiệm 1 tỉ m3 nước sạch cho Việt Nam' cùng Comfort 1 lần xả. Như vậy, con vừa học được cách tự lập, biết tiết kiệm nước và sẻ chia với những người dân thiết nước sạch.

Trên đây là một vài “bí kíp” giúp con tiết kiệm nước tốt hơn. Quan trọng là cha mẹ luôn phải là tấm gương để con trẻ chiêm nghiệm, suy nghĩ và thay đổi thói quen. Vì vậy, một khi cha mẹ thường xuyên thực hành cách tiết kiệm nước trong nhà, việc dạy con làm quen với lối sống sử dụng nước hợp lý sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật