Đừng để 4 yếu tố tâm lý sau ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ

Sự giao lưu, trao đổi giữa các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển ngôn ngữ và khả năng của trẻ.

Theo Livestrong, dưới đây là một số vấn đề có thể góp phần vào sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến sự phát triển của ngôn ngữ của trẻ nhỏ.

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ.



1. Tiêu chuẩn chăm sóc

Khi một đứa trẻ bị bỏ rơi, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và hiểu ngôn ngữ của trẻ. Những đứa trẻ bị bỏ rơi hoặc ở trung tâm bảo trợ thường đạt điểm số thấp hơn trong thử nghiệm nhận thức về ngôn ngữ.

Khi bạn không chú ý và chăm sóc con bạn như chúng muốn, chúng sẽ không nghe những gì bạn nói và không có cơ hội để hiểu nghĩa và âm điệu các từ. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề xã hội trong tương lai.

2. Khả năng kinh tế

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứ thuộc Đại học Stanford, Bristish Columbia, UCLA, UC Brekley và được đăng trên tạp chí Journal of Cognitive Neuroscience vào năm 2009 chỉ ra rằng trẻ em sống ở gia đình có điều kiện kinh tế thấp kém thông minh và đạt được ít thành tựu hơn. Kinh tế của bạn có thể tạo căng thẳng ở nhà. Sự căng thẳng có thể ức chế sự phát triển của con bạn khi nói đến ngôn ngữ và thành tích học tập

3. Rối loạn tâm lý

Rất nhiều vấn đề về tâm lý và hành vi có thể hạn chế khả năng nói và hiểu ngôn ngữ của con bạn. Một đứa trẻ bị rối loạn nhân cách hoặc tự kỷ sẽ bị hạn chế khả năng khi tiếp xúc với người khác. Nếu con của bạn được chuẩn đoán bị rối loạn tâm lý, bạn cần thảo luận với bác sĩ về khả năng con được học và hiểu ngôn ngữ một cách hiệu quả.

4. Môi trường xã hội

Kinh nghiệm xã hội là vấn đề quan trọng trong khả năng học hỏi và hiểu ngôn ngữ của trẻ. Khi chúng không được giao tiếp với ban bè hoặc người lớn xung quanh, khả năng của chúng bị hạn hẹp.

Một đứa trẻ bị rối loạn lo âu hoặc nhút nhát có thể gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ chỉ bởi vì không được thực hành nhiều. Bồi dưỡng cho chúng kỹ năng xã hội có thể giúp chúng vượt qua nỗi sợ của mình và có thêm nhiều cơ hội học ngôn ngữ cơ bản hàng ngày.

5. Khả năng viết

Khả năng viết và đọc có tác động qua lại với nhau. Bởi khi viết chữ, não sẽ ghi nhớ nhanh và lưu giữ “ấn tượng” về các ký tự đậm nét hơn. Khi trẻ tập đọc, bộ nhớ của não sẽ nhận biết dễ dàng và nhanh chóng cung cấp “thông tin” cho biết đó là chữ gì, từ nào, có ý nghĩa ra sao…

Ngược lại, nếu chăm chỉ tập đọc, bé sẽ tránh được tình trạng hay quên chữ, từ đó khắc phục tâm lý ngại viết là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc không biết viết chữ.

Các chuyên gia giáo dục khuyên dù đọc và viết bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng không vì thế mà các bậc phụ huynh “ép” con phải luyện viết chữ và tập đọc với khối lượng và thời gian như nhau mà nên lựa theo tâm lý của trẻ. Bởi có những trẻ có tâm lý thích đọc hơn viết hoặc chỉ thích viết mà không thích đọc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật