Nguy hại khôn lường khi cho trẻ đi học sớm mà cha mẹ không biết

Phụ huynh nào cũng mong muốn con học giỏi con thông minh và chạy đua theo “phương pháp cho trẻ đi học sớm” “phát triển trí tuệ từ nhỏ” một cách mù quáng. Điều này đã làm mất đi cơ hội phát triển toàn diện của trẻ. Việc ông bố, bà mẹ nào cũng chạy theo phong trào cho trẻ đi học sớm khi vào lớp một hiện nay mà không biết đến những tác hại khôn lường mà trẻ mắc phải.

Kìm hãm sự phát triển, tìm tòi, khám phá của trẻ

Các bậc phụ huynh luôn lo sợ con mình kém hiểu biết so với bạn bè, thua các bạn cùng lớp đã biết đọc, biết viết và cố bắt con mình phải học chữ từ khi lên bốn lên năm. Nhiều người còn đem khoe với nhau con mình đã biết đọc chữ này, chữ kia, biết tiếng ngoại ngữ và tự hào về việc con mình biết chữ từ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại không biết rằng chính điều đó lại đang giết chết tính sáng tạo và thông minh đang phát triển ở độ tuổi này.

Trẻ em luôn muốn tìm tòi, khám phá mọi vật

Theo người Nhật, bốn tuổi là độ tuổi trẻ có khả năng phát huy tính sáng tạo tiềm ẩn bên trong một cách tối đa nhất. Và nếu bố mẹ biết hướng trẻ đến những cơ hội tiếp xúc và khám phá mọi điều trong thế giới xung quanh thì đó mới thực sự là giúp trẻ phát triển toàn diện trọng tương lai. Việc cố ép trẻ học chữ chỉ mang đến lợi ích trước Mắt là trẻ biết chữ trước khi đi học, nhưng chính nó lại chỉ làm cho trẻ bị uốn nắn phát triển theo hướng dẫn và ghi nhớ, mà không rèn luyện tư duy và sáng tạo.

Không rèn luyện thể chất cho trẻ

Với trẻ dưới sáu tuổi, việc cho trẻ đi học sớm sẽ làm cho trẻ không phát huy được tính sáng tạo, khám phá, điều này sẽ ảnh hưởng đến thể chất trong quá trình phát triển của trẻ. Khi đó, tay của trẻ chưa đủ độ khéo léo và  chắc chắn để cầm và điều khiển cây bút theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, việc cho trẻ làm quen với viết chữ từ nhỏ sẽ giúp trẻ dễ dàng thích nghi hơn khi đi học.

Rèn luyện thể chất giúp trẻ phát triển toàn diện

Rèn luyện thể chất thay vì bắt ép trẻ đi học sớm

Các trẻ học dưới sáu tuổi mà học chữ sớm khiến trẻ có thói quen ngồi học sai cách. Vì còn nhỏ nên trẻ không thể tập trung ngồi học ngay ngắn như khi bước vào độ tuổi đi học chính thức được, nhất là các bé trai hiếu động sẽ thường mải chơi, quậy phá khi bị ép ngồi học. Điều này đã hình thành nên thói quen ngồi học không đúng trong tương lai và khiến bố mẹ bực bội, còn trẻ lại càng ghét việc học. Thay vì bắt con học thì bố mẹ nên rèn luyện những kỹ năng vận động thể chất để giúp con luôn có sức khoẻ.

Trẻ dễ bị chán học, sợ học và chủ quan

Việc bắt trẻ đi học sớm sẽ gây hại nghiêm trọng về mặt tâm lý, khi bé đang thoải mải vui chơi mà bị gò bó trong môi trường học tập sớm sẽ khiến trẻ nhanh chán học, sợ học mỗi khi bố mẹ bắt học hoặc kiểm tra. Vì bị gò ép vào khuôn phép quá sớm, trẻ sẽ dễ bị căng thẳng chán nản không có hứng thú trong việc học tập và tiếp thu những kiến thức mới. Hơn nữa, việc bị bắt học chữ sớm có thể khiến bé tự ti, lo sợ vì cảm thấy chưa đạt được nguyện vọng của bố mẹ. Ngược lại, có một số trẻ biết chữ sớm và bố mẹ quá tự tin về con biết đọc, biết viết sớm lại có tâm lý chủ quan khi trẻ vào lớp một. Điều này sẽ khiến trẻ nhanh chán học, mất tập trung khi đi học lớp một và tạo thành thói quen không tốt khi trẻ đi học chính thức.

Bắt trẻ học sớm sẽ khiến trẻ nhanh chán học

Bắt trẻ học sớm sẽ khiến trẻ nhanh chán học

Mất đi tuổi thơ cùng cơ hội vui chơi và cười đùa

Thay vì suốt ngày bắt trẻ ăn no mặc ấm và ngồi trong nhà học bài, thì bố mẹ nên cho trẻ vui chơi nhiều hơn và có cơ hội ra ngoài khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống Kết quả của việc bắt trẻ đi học sớm, ngồi học quá nhiều chính là khi trẻ lớn lên và nhớ lại kí ức tuổi thơ của mình sẽ chỉ toàn là những bài vở, những áp lực tâm lý và không có khoảng thời gian hạnh phúc của thời thơ ấu như những bạn bè khác cùng trang lứa. Đó sẽ là thất bại lớn của những người làm cha mẹ.

Tuổi thơ của trẻ là được vui chơi

Tuổi thơ của trẻ là được vui chơi

Chắc chắn rằng không cha mẹ nào mong con mình không có tuổi thơ hạnh phúc với những giây phút vui chơi và cười đùa mà trẻ sẽ ghi nhớ mãi mãi trong cuộc đời mình. Ở độ tuổi này, mất đi cơ hội vui chơi chính là mất đi cơ hội rèn luyện thể chất, mất đi cơ hội học được kĩ năng sống, mất đi những khám phá và ý thức về thế giới xung quanh mà việc học chữ không thể có được. Nhiều phụ huynh đánh giá thấp các trò chơi cũng tầm quan trọng của những món đồ chơi của trẻ em mà không hiểu được đó là cơ hội vàng cho trẻ phát triển toàn diện. Hãy tỉnh táo và đừng tước đi những cơ hội vui chơi vốn là quyền cơ bản của con mình.

Vậy đâu mới là cách dạy trẻ vừa thông minh và cần chuẩn bị những kỹ năng cần thiết đủ cho trẻ tự tin bước vào lớp một mà không gặp phải những nguy hại trên? Câu trả lời chính là bố mẹ hãy thật khéo léo áp dụng các phương pháp vừa chơi vừa học nếu thực sự muốn nếu muốn con mình được phát triển toàn diện

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật