Hô hấp nhân tạo là gì? Phương pháp hô hấp nhân tạo bạn cần biết

Hô hấp nhân tạo là gì?

Hô hấp nhân tạo là cách làm cho không khí ở bên ngoài vào phổi và không khí ở trong phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi người bị thương ngạt thở.

Ngừng thở sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxytế bào làm cho tế bào bị tê liệt rồi chết, trước tiên là tê liệt thần kinh. Hô hấp nhân tạo được thực hiện ngay tại nơi nạn nhân bị thương hoặc bị tai nạn, vì đây là cấp cứu tối khẩn cấp, nếu không được tiến hành khẩn trương thì khó có thể cứu sống nạn nhân.

Hô hấp nhân tạo thực hiện ngay tại nơi xảy ra tai nạn

Hô hấp nhân tạo thực hiện ngay tại nơi xảy ra tai nạn

Các phương pháp hô hấp nhân tạo

1. Hô hấp nhân tạo "Miệng_Miệng"

Hay còn gọi là hà hơi thổi ngạt. Đây là phương pháp được đánh giá ưu việt nhất. Khai thông đường thở bằng cách móc hết đờm dãi hoặc dị vật (nếu có) trong miệng bệnh nhân.

Người ngồi quỳ bên trái nạn nhân, kéo đầu thật ngửa ra sau tối đa, nếu được thì kê một gối nhỏ dưới vai nạn nhân. Tay phải bóp nhẹ mũi, tay trái kéo hàm dưới và nâng hàm ra trước cho há miệng thật to. Sau đó hít một hơi thật sâu rồi kê miệng sát kín miệng nạn nhân. Hà thật mạnh tất cả hơi của mình cho nạn nhân. Bỏ miệng nạn nhân, hít một hơi khác rồi lại kê miệng và hà hơi như lần trước. Mỗi phút làm từ 12 – 16 lần.

Khi làm phương pháp hà hơi thổi ngạt cần theo dõi lồng ngực nạn nhân có phồng lên, xẹp xuống mới đạt hiệu quả. Có khi hơi lại vào dạ dày nên cần phải cho nạn nhân ngửa cổ tối đa ra sau.  

Phương pháp miệng- miệng

2 Phương pháp Sylvester:

Nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu ngồi phía đầu nạn nhân, hai tay cầm cẳng tay nạn nhân kéo lên phía đầu rồi hạ xuống lồng ngực. Vừa hạ sát vừa đè mạnh vào lồng ngực.

3. Phương pháp Schoeffer:

Nạn nhân nằm sấp, hai tay duỗi thẳng lên phía đầu, mặt nghiêng sang phải, người cấp cứu ngồi lên hai đùi nạn nhân, hay tay xòe nắm lấy đáy lồng ngực bóp và ấn mạnh để đẩy cơ hoành lên cao tống không khí ra ngoài. Mỗi phút làm từ 16 – 20 lần.

4. Phương pháp kéo lưỡi:
Mở rộng miệng nạn nhân, dùng gạc hoặc khăn ướt cầm lưỡi kéo ra, đẩy vào nhẹ nhàng, khoan thai. Mỗi phút làm từ 16 – 20 lần. Thường phối hợp với phương pháp Silvester hoặc Scoeffer.

Lưu ý

Trước khi bắt đầu hô hấp nhân tạo hãy kiểm tra

- Người bệnh còn ý thức hay rơi vào trạng thái vô thức

Nếu người bệnh bất tỉnh thì có thể chạm hoặc lắc mạnh vai và hỏi to "Có sao không". Nếu người đó không trả lời thì có sự giúp đỡ của người khác thì một người gọi cấp cứu, người còn lại tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Nếu chỉ có một mình thì nên gọi cấp cứu rồi ngay sau đó tiến hành hô hấp. Nếu người bệnh có dấu hiệu ngạt thở do đuối nước thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo trong vài phút trước khi gọi cấp cứu.

Quy tắc hít vào- thở ra

Quy tắc C-A-B hít vào, thở ra 

- Nhớ quy tắc C-A-B trong quá trình hô hấp. C-A-B là viết tắt của 3 từ tiếng Anh, có nghĩa là tuần hoàn, không khí, hít thở (circuiration, airway, breathing) để giúp mọi người nhớ khi thực hiện phương pháp hô hấp nhân tạo.

Nhờ phương pháp hô hấp nhân tạo mà hàng nghìn người được cứu sống. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm thật chắc phương pháp hữu ích này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật