Liệu có nên rèn luyện ‘trí nhớ thần đồng’ cho con từ nhỏ?

Khoa học đã chứng minh rằng trí nhớ không chỉ là năng lực bẩm sinh mà còn có thể được rèn luyện từ nhỏ.

Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi

Các nhà khoa học khẳng định rằng ngay từ khi mới ra đời, trẻ đã có khả năng ghi nhớ, nhưng không phải cha mẹ nào cũng chú ý đến điều này. Trước khi cho bé uống sữa các mẹ thường lắc lắc bình sữa trước mặt bé. Lặp đi lặp lại việc này một thời gian, việc bạn lắc bình sữa sẽ được bé ghi nhớ như một dấu hiệu, báo rằng: ‘Đã đến giờ uống sữa rồi!’. Từ đó có thể thấy, trí nhớ của trẻ tuy rằng ngắn hạn nhưng nếu các bà mẹ kiên trì lặp lại các động tác thì chắc chắn sẽ gây được ấn tượng với bé. Cách rèn luyện trí nhớ:

1. Thường xuyên nói chuyện với bé:

Tuy các bé ở độ tuổi này còn quá nhỏ, không nghe hiểu được những gì người lớn nói nhưng trí não đã bắt đầu học cách nhận biết và phân biệt âm thanh. Nếu mẹ thường xuyên nói chuyện với bé thì giọng nói của mẹ sẽ lặp đi lặp lại trong đầu bé và trở nên quen thuộc. Dần dần, bé yêu sẽ ghi nhớ và từ đó phân biệt được ai là người quen, ai là người lạ với mình.

2. Đưa bé ra ngoài chơi nhiều hơn:

Trí nhớ được bồi dưỡng từ những kinh nghiệm nhận thức. Vì thế các bà mẹ đưa bé đi dạo công viên hay dạo phố để cảm nhận thế giới xung quanh bằng các giác quan cũng là một cách để rèn luyện trí nhớ của trẻ, thông qua những ấn tượng lưu lại trong đầu bé.

Đưa bé đi dạo cũng là cách rèn luyện trí nhớ của trẻ

Đưa bé đi dạo cũng là cách rèn luyện trí nhớ của trẻ 

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi

Khi bé lớn dần lên thì những gì bé có thể nhớ được cũng sẽ nhiều hơn. Ghi nhớ bằng hình ảnh là cách hiệu quả nhất để rèn luyện trí nhớ cho trẻ ở độ tuổi này. Ví dụ bạn chỉ vào bức ảnh chiếc xe hơi và nói với con: ‘Đây là xe hơi’, thì ấn tượng về hình ảnh liên quan đến khái niệm ‘xe hơi’ sẽ đi vào trí não của trẻ. Sau đó, hãy tạo ra những cơ hội để bé tận mắt nhìn thấy, sờ thấy chiếc xe hơi. Như vậy, trí nhớ của bé về sự vật đó sẽ hoàn thiện hơn. Cách rèn luyện trí nhớ:

1. Sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm gương mặt

Trong quá trình luyện trí nhớ cho bé không phải lúc nào bạn cũng có sẵn sự vật hay tranh ảnh có hình sự vật đó. Những lúc ấy, các bậc phụ huynh đừng ngại sử dụng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm gương mặt để thay thế. Ví dụ khi muốn dạy cho con biết thế nào là ‘con thỏ’, bạn hãy đưa hai tay lên đầu, mô phỏng tai thỏ, để bé nhớ được rằng khi làm động tác này nghĩa là muốn nói đến ‘con thỏ’. Làm như vậy nhiều lần, bé sẽ dần dần sẽ có ấn tượng về loài động vật tai dài này.

2. Luyện trí nhớ bằng các trò chơi

Hãy xếp những đồ chơi yêu thích của bé ra và cùng bé đặt tên cho chúng. Số lượng có thể tăng dần từ 20, 30 món đồ chơi. Trong mắt các bé, đồ chơi chính là những người bạn, vì thế bé coi việc đặt tên cho chúng là chuyện đương nhiên. Ngay cả khi cái tên bé muốn có vẻ không thích hợp lắm, bạn cũng hãy cứ để bé đặt, vì mục đích quan trọng là giúp bé hình thành nên kí ức về những cái tên đó.

3. Chú ý đến tâm trạng của bé

Thông thường trí nhớ con người sẽ chịu ảnh hưởng nhất định bởi tâm trạng. Trí nhớ sẽ tốt hơn vào lúc vui và kém hơn khi ta buồn phiền, lo lắng. Vì vậy, trước khi bắt đầu một bài rèn luyện trí nhớ cho bé, hãy chắc chắn rằng bé yêu đã ăn no ngủ kĩ, tâm lý vui vẻ, thoải mái. Có như vậy, các bài học mới đạt hiệu quả cao. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật