9 cách giúp mẹ hết lo lắng trước khi sinh con thứ 2
Khi gia đình bạn chào đón đứa con thứ 2, dù mọi thứ không còn nhiều bỡ ngỡ lo âu như lần đầu tiên chúng ta được làm cha làm mẹ nhưng mỗi một đứa trẻ đều rất khác nhau, vì thế việc bạn sẽ gặp phải những lo lắng nhất định là điều không thể tránh khỏi.
Những lời khuyên hữu ích dưới đây có thể sẽ giúp được bạn ít nhiều.
1. Dù có phần lo lắng, nhưng bạn hãy tin là bạn sẽ yêu các con như nhau. Tình yêu của bạn dành cho các con - trái tim của bạn nó sẽ không bị chia nhỏ, mà ngược lại nó còn tăng gấp đôi yêu thương.
2. Khi bé đầu mè nheo đòi mẹ, hãy nói với con: 'Bây giờ mẹ đang phải giúp em bé của con' Dần dần, con bạn sẽ ý thức được nó giờ đã là anh/chị của môt em nhỏ, con sẽ tự lập hơn.
3. Nếu đứa lớn đã đến tuổi đi nhà trẻ, trước khi sinh bé thứ hai, bạn hãy giúp con quen dần với trường lớp, biết làm một số việc cá nhân mà không cần sự giúp đỡ của người lớn như tự xúc ăn, rửa tay, mặc quần áo hoặc ngủ riêng.
4. Nuôi dạy con thứ 2 sẽ rất khác với con đầu lòng nên nhiều khi những kinh nghiệm của lần sinh trước bạn gần như đã quên hết, bạn gần như phải bắt đầu lại tất cả. Nhưng hãy yên lòng, bản năng làm mẹ sẽ giúp bạn chăm con ngày môt khéo léo và thông thái hơn.
5. Nếu con đầu của bạn chỉ mới gần hai tuổi, bạn hãy chuẩn bị thật tốt cho quãng thời gian khó khăn của 18 tháng tới, cho tới khi cả hai nhóc đều đi vững, nói thạo mà không cần dùng bỉm nữa. Khoảng thời gian này sẽ thực sự bận rộn, đầy thử thách và cần sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình nhưng đồng thời cũng đầy những kỉ niệm đáng nhớ đáng yêu, ngộ nghĩnh của các con.
6. Bạn phải điều chỉnh từ nếp sinh hoạt, giờ giấc, thói quen của cả gia đình để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Thế nên bạn đừng quá cầu toàn, hãy lạc quan lên vì dần dần mọi thứ sẽ ổn hơn, bạn sẽ thấy thoải mái hơn và có thời gian dành cho riêng mình.
7. Khi chuẩn bị có đứa con thứ 2, bạn hãy tập 'lờ đi' đứa đầu, để bé quen dần với việc bạn sẽ không thể ngay lập tức trả lời hay đáp ứng mọi yêu cầu của nó. Bạn dạy con kiên nhẫn, biết chờ đợi và ít đòi hỏi hơn. Sau đó, khi có em, con bạn sẽ không cảm thấy tủi thân vì bị bỏ rơi, bé sẽ dễ thích nghi hơn và không có cảm giác ghen tỵ với em nhỏ.
8. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt người cha đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, dạy dỗ các con. Khi bạn chăm đứa nhỏ thì bố sẽ dẫn anh/chị của bé đi chơi hay dạy chúng học và ngược lại bố có thể cho em ăn và mẹ dành thời gian cho con.
9. Cuối cùng, bạn hãy thở thật sâu, xua tan mọi lo lắng muộn phiền. Đừng cảm thấy áy náy với con lớn, có lỗi với đứa nhỏ hoặc người bạn đời vì bạn đã vô tâm hầu như quên mất họ. Mọi vất vả lúng túng ban đầu rồi sẽ qua gia đình bạn lại tràn ngập tiếng cười và yêu thương nhiều hơn khi có thêm thành viên mới.
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:08 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:07 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:05 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:04 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:02 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:02 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:06 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:02 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:03 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:03 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023