5 cách giúp mẹ tránh rắc rối khi đi máy bay với bé không thể bỏ qua

Một trong những cách đó là bố mẹ đem theo những món đồ chơi yêu thích của bé trong hành lý xách tay để dỗ dành khi con khóc.

1. Làm gì khi bé ăn vạ trên máy bay?

Giữ bình tĩnh là điều đầu tiên bạn cần nhớ vì nếu bạn tỏ ra giận dữ hay quát mắng trẻ thì trẻ sẽ càng gào khóc, bướng bỉnh hơn - Shelly Rivoli, tác giả của cuốn sách Du lịch cùng với trẻ: Hướng dẫn lên kế hoạch cho chuyến đi với trẻ sơ sinh trẻ 1 - 3 tuổi và trẻ 3 - 5 tuổi, chia sẻ. Sau đó, hãy áp dụng những cách bạn thường dỗ trẻ khi ở nhà: đi đi lại lại, ngâm nga một bài hát bé thích hoặc đánh lạc hướng bé bằng một món đồ chơi... Đừng lo lắng việc người xung quanh nghĩ gì vì nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý, từ đó dễ khiến bạn bị rối. Bạn có thể xin lỗi người xung quanh nếu sự ầm ĩ của bé làm phiền họ. Dù có thể bạn sẽ chẳng bao giờ đồng hành với họ nữa nhưng thái độ lịch sự luôn được đánh giá cao.

2. Làm gì khi bé không chịu hợp tác với an ninh sân bay?

Điều quan trọng nhất để không mất thời gian ở công đoạn này là hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để xuất trình cho nhân viên hải quan. Bạn hãy dành thời gian cho con quan sát những người đứng trước đã làm và giải thích cho con. Bé sẽ bị thu hút bởi những điều mới lạ mà bớt lo sợ. Nếu bạn đi cùng một em bé sơ sinh hãy nói với nhân viên an ninh để được trợ giúp và đi cổng riêng.

Tuy vậy, bạn vẫn nên xác định trước là bé có thể khóc lóc rất nhiều khi làm thủ tục nên sau đó, hãy cho bé đi loanh quanh một chút và đáp ứng yêu cầu của bé. Một số sân bay có khu vực vui chơi cho trẻ, khu vực shopping, bạn có thể đưa bé tới đó chơi nhưng nhớ chú ý thời gian không để lỡ chuyến bay.

Mẹ cần trang bị những đồ dùng cần thiết khi cho trẻ đi máy bay (Ảnh minh họa: Internet)

Mẹ cần trang bị những đồ dùng cần thiết khi cho trẻ đi máy bay (Ảnh minh họa: Internet)

3. Xử lý việc tiểu tiện, đại tiện của bé trên máy bay như thế nào?

Với những trẻ nhỏ, bạn hãy mặc bỉm cho bé khi đi máy bay và không quên mang theo 2 - 3 chiếc dự phòng, giấy ướt để vệ sinh cho bé. Khi cần thay bỉm, hãy đưa bé vào nhà vệ sinh theo đúng quy định và không để ảnh hưởng đến người khác.

Còn với các trẻ lớn hơn, bạn cần cho con đi toilet trước khi lên máy bay. Nếu không đóng tã giấy thì bạn phải thường xuyên nhắc bé đi vệ sinh trong suốt hành trình bay và trước khi chuẩn bị hạ cánh. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy cố gắng xử lý nhanh nhất có thể, sao cho không gây ảnh hưởng tới chuyến bay và các hành khách khác. Tuy vậy, đôi khi trẻ vẫn gây ra những tình huống không thể lường trước khiến bố mẹ khó xử.

4. Làm gì khi bé bị say máy bay?

Say máy bay (say tàu xe, ô tô...) thường xảy ra ở những trẻ nhạy cảm. Nếu bé trên 2 tuổi và bạn đã biết trước tình trạng này thì có thể cho bé uống thuốc chống say 30 - 60 phút trước khi máy bay cất cánh thuốc chống say có thể gây ra tác dụng phụ ở trẻ, bao gồm buồn ngủkhô miệng Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về loại thuốc chống say phù hợp và nhớ đem theo quần áo để thay, đề phòng bé nôn, trớ.

5. Đồ dùng xách tay của bé gồm những gì?

Bạn nên đem theo ghế của bé (car seat). Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải mua thêm một vé phụ nhưng nó sẽ an toàn và giúp bạn đỡ vất vả khi phải xoay sở với một em bé mới biết đi (hoặc đang tập đi). Thêm vào đó, khi được sử dụng đồ dùng quen thuộc của mình, bé cũng cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn đừng quên đem theo trong hành lý xách tay túi đồ của bé gồm đồ ăn nhẹ, đồ chơi, bình sữa (bình hút), núm ti giả để bé ngậm khi cất/hạ cánh giúp tránh ù tai 1 - 2 bộ quần áo, chăn mỏng, bỉm... Sữa hoặc các loại thức ăn đóng hộp của bé cũng có thể cầm theo nhưng nên đóng trong một chiếc túi gọn gàng. Cuối cùng, bạn nên đến sân bay, lên máy bay sớm và cho bé đi đi lại lại, vui chơi, làm quen với môi trường mới.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật