Bí quyết đẩy lùi căng thẳng trong công việc bạn đã biết chưa

Đừng kỳ vọng không thực tế về mục tiêu nghề nghiệp, cũng đừng quá tham vọng thành tích chỉ có trong mơ...

Dưới đây là một số cách giúp bạn giải quyết những căng thẳng trong công việc một cách tốt nhất:

- Thay đổi tính chất công việc.

Điều này không có nghĩa là bạn phải thay đổi hẳn công việc mà bạn phải phấn đấu một thời gian dài mới đạt được. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện với người quản lý của mình xem có thể thay đổí sang vị trí mới, tính chất công việc khác phù hợp hơn với các kỹ năng của bạn. Tuy nhiên, trước khi đề nghị đổi việc, bạn cũng nên xem xét kỹ mong muốn của bản thân cũng như điều kiện hiện tại của công ty.

Đừng nhắm mắt theo sự sắp xếp của người khác chỉ vì muốn sự thay đổi, bởi lẽ, trong trường hợp nhiệm vụ mới với trách nhiệm lớn hơn lại gây cho bạn quá nhiều căng thẳng, biết đâu, bạn lại muốn xin về vị trí cũ.

- Dành thời gian nghỉ ngơi.

Mọi người đều cần thời gian thư giãn ngay cả khi đang ở văn phòng hay đã kết thúc 1 ngày làm việc mệt mỏi Ngay cả khi bạn rất thành công, xử lý tốt kể cả phải làm thêm khối lượng công việc rất lớn, hãy đảm bảo khối lượng công việc phù hợp để nó không ảnh hưởng xấu đến sức khỏetinh thần của bạn.

Dành thời gian nghỉ ngơi không nhất thiết là bạn phải thực hiện kỳ nghỉ dài ngày. Đôi khi, nó chỉ đơn giản là một hành động đứng lên đi lấy nước uống khi bạn phải ngồi một chỗ quá lâu, một vài động tác vươn vai giúp cơ thể sảng khoái hay thi thoảng đi ăn một mình để thay đổi không khí thay vì cùng đồng nghiệp vội vàng ăn trưa để về tiếp tục công việc.

- Luôn giữ thái độ tích cực.

Hãy luôn giữ thái độ tích cực khi bạn hoàn thành công việc dù là ở tình huống nào và nên tránh xa những đồng nghiệp lúc nào cũng có xu hướng nghĩ tiêu cực, với những lời nói mỉa mai, ghen ghét.

Một cách tuyệt vời để duy trì thái độ tích cực là tự thưởng cho bản thân với mỗi thành tựu mà bạn đạt được. Bằng cách đó, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về những nỗ lực của mình khi thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến công việc.

- Nhìn vào thực tế.

Đừng đặt ra những kỳ vọng không thực tế về mục tiêu nghề nghiệp, cũng đừng quá tham vọng vào những thành tích chỉ có trong mơ. Bạn chỉ có 24 giờ mỗi ngày và không thể dành cả 24 giờ ấy để cố hoàn thành mục tiêu mà bạn đã đưa ra. Sự cố gắng quá mức, làm việc quá nhiều khiến bạn dễ rơi vào trạng thái stress căng thẳng kéo dài, hiệu quả công việc vì thế mà kém đi.

Bởi vậy, hãy nhìn thẳng vào thực tế, xem năng lực bản thân đến đâu trước khi đưa ra mục tiêu. Nếu chỉ là những việc trong tầm tay, vừa tầm với, bạn rất ít khi phải lo lắng phải đối diện với những ngày đầu óc quay cuồng. Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là bạn cứ mãi 'dẫm chân tại chỗ', không có tham vọng, không phấn đấu, nhưng điều quan trọng, mọi thứ đều phải lượng sức mình.

- Sắp xếp không gian làm việc khoa học.

Sự lộn xộn trong văn phòng cũng có thể gây căng thẳng, nhất là khi bạn đang có việc gấp cần giải quyết. Vì thế, bạn nên dành thời gian để sắp xếp lại mọi thứ, ít nhất là trên bàn làm việc và không gian quanh chỗ bạn ngồi.

Nhiều người cẩu thả cho rằng, văn phòng chỉ để ngồi làm việc một lúc chứ không phải nhà ở mà phải mất công sắp xếp, tuy nhiên, công ty nên được xem như ngôi nhà thứ 2 bởi bạn dành hẳn 8 giờ/ngày ở đó. Một chỗ làm việc gọn gàng, mọi thứ được sắp xếp khoa học sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, mọi căng thẳng cũng theo đó mà ta biến dần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật