Ngày nào trong chu kỳ kinh nguyệt nên sử dụng Tampon

Sử dụng tampon sai cách trong ngày đèn đỏ vô tình còn làm ảnh hưởng sức khỏe và gây ra những hậu quả không tốt cho con gái.

Tampon (hay còn gọi là băng vệ sinh dạng ống) đang được khá nhiều bạn gái tin dùng bởi khả năng thấm hút và tiện lợi hơn so với các loại băng vệ sinh thông thường. Ngoại hình của tampon như một chiếc que nhỏ bằng đầu ngón tay, dài khoảng 4 - 5cm và được làm từ sợi cotton hoặc sợi tổng hợp nên có khả năng thấm hút rất tốt.

Mặc dù có chức năng thấm hút tốt hơn những loại băng vệ sinh siêu thấm khác nhưng nếu lạm dụng tampon trong ngày đèn đỏ thì đôi khi lợi cũng biến thành hại. Vậy nên, tìm hiểu quy trình tampon dùng ngày nào trong chu kỳ kinh nguyệt sau đây để khắc phục việc sử dụng tampon sai cách mà bạn vẫn làm mỗi tháng nhé.

<--!adspage1->

Dùng tampon trong những ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt

Tampon thường có hai loại là thấm hút nhiều và thấm hút ít. Thường trong ba ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt lượng máu kinh bạn tiết ra sẽ nhiều nhất nên sử dụng tampon thấm hút ít trong những ngày này là sai hoàn toàn nhé. Tốt nhất, trong những ngày đầu chu kỳ bạn nên sử dụng loại tampon thấm hút nhiều và thay tampon mới cho cơ thể sau 4 - 6 tiếng.

Tuyệt đối lưu ý không để tampon trong cơ thể quá 8 tiếng vì nó có thể gây ra hội chứng sốc độc tố băng vệ sinh. Đây là căn bệnh thường gặp ở các chị em dùng băng vệ sinh siêu thấm hút, loại băng này hút máu kinh quá nhanh khiến môi trường âm đạo khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Bạn cũng có thể lưu ý trước khi đi ngủ thì thay tampon mới và chịu khó thức dậy giữa đêm để lấy chiếc tampon cũ ra rồi đổi tiếp cái mới vào. Việc này sẽ hơi bất tiện mà còn khiến bạn trằn trọc cả đêm nên hãy sử dụng băng vệ sinh thông thường khi ngủ để làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng sốc độc tố và yên tâm cho giấc ngủ của bản thân.

Chuyển sang dùng băng vệ sinh thường trong những ngày cuối
Chuyển sang dùng băng vệ sinh thường trong những ngày cuối

Khi đã trải qua ba ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt cũng là lúc cơ thể bạn dần ổn định trở lại, lượng máu kinh cũng bắt đầu giảm bớt. Lúc này vùng kín sẽ tiết ra ít dịch kinh nguyệt hơn nên việc bạn đặt tampon trong cơ thể khi lấy ra sẽ gây đau đớn, khó chịu. Chưa kể đến, việc tampon không hút được nhiều lượng máu kinh sẽ chuyển sang hút dịch âm đạo kéo theo vi khuẩn cứ thế sinh sôi.

Lúc này, hãy chuyển sang dùng băng vệ sinh thông thường để tránh tình trạng khô rát mẩn ngứa của tampon gây ra. Tuyệt đối không dùng tampon khi cơ thể không có kinh nguyệt hay dùng cho bất kỳ nhu cầu vệ sinh nào khác vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng vùng kín. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh được phần nào nguy cơ mắc phải hội chứng sốc độc tố.

Nếu đang sử dụng tampon mà cơ thể bạn sốt cao nôn mửa tiêu chảy chóng mặt phát ban thì hãy lấy tampon ra ngay và đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn về tình hình sức khỏe Ngoài việc trải nghiệm với tampon, nếu không cảm thấy thoải mái và dễ chịu thì bạn vẫn có thể tham khảo thêm cốc nguyệt san để tìm ra hướng mới đối phó với chu kỳ kinh nguyệt

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật