Tìm hiểu nguyên nhân bệnh glocom để ngăn chặn mù lòa hiệu quả

Hiện nước ta có khoảng 6,5% người mù lòa do bệnh glocom là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 nhưng tỷ lệ phát hiện bệnh lại rất thấp. Vậy đâu là nguyên nhân bệnh glocom?

Bệnh glocom là gì?

Bệnh glocom (cườm nước) là một bệnh nguy hiểm của mắt, gây ra mù lòa không hồi và phục chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Có hai thể bệnh là glocom góc đóng và glocom góc mở.

Bệnh glôcôm là một bệnh nguy hiểm ở mắt có thể gây mù lòa vĩnh viễn

Bệnh glocom là một bệnh nguy hiểm ở mắt có thể gây mù lòa vĩnh viễn

Bệnh glocom góc đóng hay gặp hơn ở châu Á do mắt người châu Á thường nhỏ, tiền phòng nông. Bệnh glocom góc mở gặp phổ biến hơn ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên dù bất cứ chủng tộc nào, tỷ lệ bệnh glocom ngày càng tăng dần theo tuổi tác.

Nguyên nhân bệnh glocom

Bệnh glocom là một nhóm bệnh do nhiều nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh gây ra nhưng trong giai đoạn toàn phát có 3 dấu hiệu đặc trưng cho mọi hình thái, những dấu hiệu đó là: Tăng nhãn áp; Tổn thương chức năng thị giác: thị trường thu hẹp, thị lực giảm; Tổn thương đầu thị thần kinh, biểu hiện bằng lõm teo gai thị.

Đa phần người bệnh bị bệnh glôcôm bẩm sinh

Đa phần người bệnh bị bệnh glocom bẩm sinh

Bệnh glocom có thể do bẩm sinh, nhưng cũng có nguyên nhân tuổi tác, tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh. Ngoài ra còn một số nguyên nhân bệnh glocom khác có thể gặp ở mọi lứa tuổi như chấn thương, sau viêm màng bồ đào sử dụng các thuốc tra có chứa corticoid kéo dài.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh glocom

Yếu tố gia đình: bệnh glocom nguyên phát có tính chất gia đình Các nhà nghiên cứu đã xác định được gen gây bệnh đối với glocom góc mở nguyên phát. Đối với glocom góc đóng nguyên phát, gen gây bệnh chưa xác định được, nhưng người ta nhận thấy glocom góc đóng cũng có thể được di truyền.

Tuổi tác: glocom là bệnh liên quan đến tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ bị glocom càng lớn. Bệnh thường gặp ở những người từ 35 tuổi trở lên.

Tuổi càng cao tỷ lệ bị glôcôm càng lớn

Tuổi càng cao tỷ lệ bị glocom càng lớn

Cấu trúc mắt: Bệnh glocom góc đóng hay gặp ở những mắt có cấu trúc đặc biệt như: mắt nhỏ giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp, thể thủy tinh to hơn bình thường, vị trí của thể thủy tinh nhô ra trước viễn thị

Vì vậy, glocom góc đóng thường xảy ra trên những người da vàng. Điều này được giải thích do nhãn cầu của người da vàng thường nhỏ.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có nguy cơ gây bệnh là: tăng nhãn áp; Mắt bên bị glocom; cận thị; tiểu đường; chấn thương...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật