Viêm khớp dạng thấp, biểu hiện và liệu pháp điều trị

Đây là bệnh quan trọng hàng đầu trong các bệnh thấp khớp ở người lớn, thường gặp ở phụ nữ lứa tuổi từ 30-60, có thể kéo dài đến suốt đời.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là hiện tượng viêm màng hoạt dịch bào mòn các khớp nhỏ ngoại biên, đối xứng hai bên, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt, có xu hướng tăng dần, dẫn đến tổn thương bào mòn sụn khớp và mất chức năng hoạt động của khớp.

Vị trí phát bệnh ban đầu thường là các khớp nhỏ như cổ tay, ngón tay... Vị trí phát bệnh ban đầu thường là các khớp nhỏ như cổ tay, ngón tay...

Bệnh khởi phát từ từ, tăng dần nhưng đôi khi cũng tiến triển rất nhanh. Vị trí bắt đầu thường ở các khớp nhỏ như cổ tay, bàn tay, ngón tay... sau đó ảnh hưởng tới các khớp khác như khớp gối, khớp cổ chân, khuỷu tay, khớp vai, khớp háng...

Biểu hiện chung của bệnh là hiện tượng cứng khớp gây khó cử động các khớp vào buổi sáng. Có hiện tượng sưng nóng đỏ đau, các khớp nhỏ đặc biệt là bàn tay như cổ tay, ngón tay cái, bàn chân, ngón chân, khớp gối.

Bệnh nhân còn có các biểu hiện như sốt, xanh sao, mệt mỏi, gầy sút.

Diễn biến của bệnh rất khác nhau với từng người bệnh, thường qua hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu thường kéo dài 1 – 2 năm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động các khớp do hiện tượng viêm màng hoạt dịch của khớp.

Ở giai đoạn sau (giai đoạn muộn), bệnh bắt đầu xuất hiện tổn thương bào mòn ở sụn khớp và đầu xương. Các tổn thương này một khi đã xuất hiện thì không thể mất đi.

Nếu không được điều trị, các tổn thương sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng nề gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp.

Lúc này người bệnh cần được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm chuyên biệt, chụp X-quang… để chẩn đoán bệnh. Khi các tổn thương sụn khớp và đầu xương đã nặng nề bệnh thường kèm theo các ảnh hưởng toàn thân: sốt, xanh xao, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, gầy sút, teo cơ…

Tuy nhiên, nếu để trễ như vậy thì việc điều trị sẽ rất ít kết quả, khó lòng cứu người bệnh thoát khỏi tàn phế.

Điều trị bệnh

- Điều trị triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cải thiện khả năng vận động của khớp

- Điều trị cơ bản

- Điều trị hỗ trợ bằng tập luyện, dự phòng, phục hồi chức năng, xoa bóp, châm cứu

- Điều trị các biến chứng do thuốc điều trị (biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết...) sửa chữa các di chứng dính khớp do phẫu thuật...

Giải quyết vấn đề kinh tế xã  hội cho người bệnh

Trong đó điều trị cơ bản, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ nếu có hiệu quả và an toàn sẽ làm bệnh ổn định sớm, hạn chế tổn thương sụn khớp và xương, giảm số lượng các thuốc kháng viêm, giảm đau từ đó giảm được các biến chứng của các loại thuốc.

Điều trị cơ bản là việc sử dụng thuốc chống thấp khớp để cải thiện tình trạng bệnh vì thuốc chỉ có thể làm ngưng sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải tạo được các tổn thương thực thể tại sụn khớp do các phương pháp điều trị trước đây, đặc biệt là viêm loét dạ dày, tá tràng, rối loạn nội tiết...

Thuốc điều trị cơ bản thường được sử dụng lâu dài, có thể nói là suốt đời, nếu không có tác dụng bất lợi phải bỏ điều trị. Vì vậy việc điều trị cơ bản cần có sự đánh giá theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa theo những nguyên tắc đã được quy định. Các yếu tố thời gian điều trị, liều lượng, phối hợp thuốc, ngừng, thêm, đổi thuốc hoàn toàn phải có ý kiến của bác sĩ.

Việc ngừng thuốc tùy tiện, dùng thuốc không đều, không đủ liều, không theo dõi sát, bỏ dở điều trị là những nguyên nhân làm giảm hoặc mất hiệu quả điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật