Hãy dừng ngay thói quen rung lắc, tung trẻ nhỏ nếu không muốn

Nhiều gia đình có thói quen cho trẻ nằm võng, nằm nôi điện có chế độ rung hoặc tung hứng trẻ lên cao để dỗ dành khi khóc.

Tuy nhiên, những thói quen này có thể gây chết não xuất huyết não thậm chí cướp đi tính mạng của trẻ.

Những hậu quả đau lòng

Năm 2013, bệnh nhi N.T.K. (10 tháng tuổi, Thái Bình) được đưa vào bệnh viên Xanh Pôn (Hà Nội) cấp cứu và được kết luận bị xuất huyết não. Bé được anh trai đưa võng mạnh sau khi ngủ trưa thì bắt đầu tình trạng nôn ói, bỏ bú, tím tái.

Một trường hợp khác, bệnh nhi N.T.T. (2 tuổi, Gia Lâm - Hà Nội) cũng được đưa vào bệnh viện cấp cứu với dấu hiệu suy hô hấp lơ mơ, chân tay yếu… Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một ổ nang dịch ở khoang dưới nhện của bán cầu đại não Theo lời kể của mẹ cháu bé, trong lúc chơi đùa với con, bố cháu cho con chơi trò 'máy bay' nhằm chọc bé cười nhưng đến tối thì thấy bé bắt đầu co giật gia đình cho điều trị tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm mới đưa nhập viện.

Nhiều ông bố, bà mẹ khi chơi đùa cùng con nhỏ thường bống bế, tung hứng trẻ lên cao hoặc đưa võng, rung lắc nôi nằm của bé mạnh để chọc con cười hoặc dỗ dành con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là những động tác rất nguy hiểm có thể khiến trẻ mắc Hội chứng rung lắc, bị tổn thương não thậm chí tử vong

Tại Mỹ, hàng năm có trên 1000 trường hợp trẻ nhỏ chấn thương não hoặc tử vong do gặp phải Hội chứng trẻ bị rung lắc (còn gọi là Shaken baby syndrome). Tại Việt Nam chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên chỉ riêng bệnh viện Xanh Pôn đã từng tiếp nhận hơn 20 trẻ bị hội chứng này.

Chỉ vì vô tình và thiếu hiểu biết

Nhiều bậc cha mẹ đã rất ân hận khi chính bản thân vô tình đẩy con vào nguy hiểm trong lúc chăm sóc và chơi đùa cùng con. Khi con khóc quấy, nhiều cha mẹ bức tức đã sốc con lên cao hoặc lay mạnh người trẻ. Một số ông bố lại thích tung hứng hoặc thoải mái cho con chơi 'cưỡi ngựa', 'phi máy bay' trên người mình. Nhiều ông bà lại ru cháu ngủ bằng cách đưa nôi, võng mạnh hoặc bế đung đưa trên tay cũng vô cùng nguy hiểm. Hay cho trẻ đứng trong khi đi xe đường dài khiến trẻ lắc lư, gập người hoặc xô ngã nếu xe dừng đột ngột.

Những nguy hiểm của sự rung lắc

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phúc bệnh viện Xanh Pôn, trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng dễ mắc Hội chứng rung lắc, đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi. Nguyên nhân do não của trẻ lúc này còn khá mềm, mỏng, còn nhiều khoảng trống chưa phát triển hết, cơ cổ của trẻ còn yếu. Khi bị người lớn rung lắc, xương sọ mềm không chịu được những lực mạnh này khiến não di chuyển, gây ra các va đập trong xương sọ, làm dập não, phù và chảy máu trong.

Nếu đầu trẻ va chạm mạnh với bề mặt cứng như sàn nhà, tường, thành giường, hậu quả còn vô cùng nặng nề, các mạch máu thần kinh bị phá vỡ phù não áp lực hộp sọ tăng. Nhiều nghiên cứu cho biết, chỉ trong 5 giây rung lắc, trẻ cũng có thể đối mặt với những tổn thương não nghiêm trọng, nặng hơn thì tử vong.

Nhiều gia đình, chỉ phát hiện trẻ có biểu hiện lạ như quấy khóc, bỏ bú, da tím tái, ngủ lịm nên tìm mọi cách điều trị tại nhà mà không nghĩ tới những tổn thương nghiêm trọng khác. Chỉ đến khi trẻ khó thở co giật cổ bị sưng phù, khó quay cổ mới vội vàng đưa con đi cấp cứu thì đã muộn. Nhiều trường hợp tổn thương não chỉ được phát hiện khi trẻ trên 6 tuổi như chậm phát triển, động kinh, rối loạn chức năng nghe, nói, giảm thị lực…

Ngoài ra, trẻ nhỏ thường xuyên nằm võng rất dễ bị cong vẹo cột sống lưng gù do võng không có mặt phẳng, trong khi cột sống của bé còn mềm. Trẻ cũng khó học được các động tác trườn, bò nên thần kinh vận động kém phát triển. 

Để đề phòng nguy hiểm cho bé, cha mẹ cần:

- Tuyệt đối không rung lắc trẻ nhỏ. Luôn bế ẵm trẻ trong trạng thái cổ cố định.

- Thay đổi quan niệm ru con bằng võng. Nên phân tích, nói chuyện cùng người thân trong gia đình để mọi người cùng hiểu về những nguy hiểm của sự rung lắc với trẻ sơ sinh

- Không đùa vui thái quá với con trẻ, đung đưa, tung trẻ lên cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật