Phân biệt đối xử với trẻ béo phì sẽ phải nhận cái kết đắng như thế nào?

Đó là bệnh lý rối loạn soma gây hoang tưởng, lo lắng, sợ hãi và chứng đau đầu, buồn nôn.

Các nhà khoa học của Đại học California, Los Angeles, Mỹ, đã sử dụng dữ liệu từ một nghiên cứu dài hạn trên hơn 26 trường trung học California. Đây là dữ liệu về chỉ số khối cơ thể (BMI) của 5.000 trẻ em được khảo sát ba lần từ lớp 6 đến lớp 8.

Trẻ thừa cân bị phân biệt đối xử có xu hướng lo lắng, cô đơn và xa lánh các hoạt động xã hội.

Trẻ thừa cân bị phân biệt đối xử có xu hướng lo lắng, cô đơn và xa lánh các hoạt động xã hội. 

Qua đó, Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Jaana Juvonen, cho biết: 'Những trẻ thừa cân béo phì thường không hài lòng với cơ thể của mình tại mọi thời điểm. Chúng tôi có thể dự đoán các vấn đề tâm lý của trẻ trong năm cuối cấp (lớp 8) dựa trên chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) của chúng vào năm đầu tiên (lớp 6)'.

Đối với các bé gái, sự phân biệt đối xử lâu dài có thể dẫn đến hệ quả về bệnh lý rối loạn soma gây hoang tưởng, lo lắng, sợ hãi và chứng đau đầu buồn nôn Những người bị bắt nạt vì thừa cân béo phì thường có cảm giác cô đơn, lo lắng thậm chí có xu hướng xa lánh các hoạt động xã hội.

Xu hướng gia tăng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Tiến sĩ Juvonen nhấn mạnh: 'Sự so sánh với mẫu người lý tưởng như hình ảnh trên Facebook, tạp chí, có thể làm tăng cảm giác không hài lòng về bản thân, đặc biệt là các cô gái. Những người chú ý tới ngoại hình có thể cảm thấy tổn thương lòng tự trọng hoặc chán nản buồn phiền'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật