Sự thật bất ngờ về tác động của viên thuốc phổ biến lên bệnh Covid-19
Từ đầu dịch Covid-19, mối hoài nghi về tác dụng phụ của nhiều loại thuốc giảm đau, kháng viêm và điều trị bệnh tim mạch lên bệnh Covid-19 đã gây hoang mang. Trong khi giới khoa học đang tranh cãi, nhiều người đã sợ hãi, tự ý ngừng việc dùng thuốc, dẫn đến những vấn đề sức khỏe không kém phần nguy hiểm.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Aberdeen, Đại học Cardiff, King's College London (thuộc Đại học London), Quỹ Y tế và Bệnh viện Vương quốc Anh, vừa đưa ra câu trả lời cuối cùng sau một nghiên cứu quy mô lớn dựa trên các ca bệnh thực tế ở Anh. Bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Clinical Medicine khẳng định: các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, diclofenac… không hề làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh Covid-19.
Ibuprofen và các thuốc giảm đau, kháng viêm khác vừa được "giải oan" - ảnh minh họa từ Internet
Các tác giả cho biết trong giai đoạn đầu của đại dịch, một số cơ quan có thẩm quyền ở Châu Âu, bao gồm cả Pháp và Bỉ, đã đưa ra các báo cáo liên bang cho thấy việc sử dụng NSAID ở người mắc Covid-19 có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình lâm sàng và phục hồi của bệnh nhân.
"Đã có nhiều suy đoán cho rằng NSAID làm tăng biểu hiện của men chuyển angiotensin 2 (ACE2), một phân tử nằm trên bề mặt tế bào bên trong cơ thể và đóng vai trò là cánh cửa để virus xâm nhập, có thể dẫn đến tải lượng vi rút lây nhiễm cao hơn trong đường hô hấp. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu hiện có trong lĩnh vực này chủ yếu đề cập đến các virus đường hô hấp cũ như virus gây SARS, MERS, chứ không phải SARS-CoV-2 gây Covid-19" - Giáo sư Phyo Myint, từ Đại học Aberdeen, tác giả cao cấp của nghiên cứu, phân tích.
Vì vậy, suy đoán NSAID có thể gây hại đến bệnh nhân Covid-19 chỉ dựa trên các bằng chứng gián tiếp. Trong khi thống kê trực tiếp lên người bệnh trong nghiên cứu mới này cho thấy NSAID hoàn toàn không làm người dùng tử vong nhiều hơn người không dùng.
Nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm này thuộc hàng phổ biến nhất thế giới. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên bệnh nhân nên trao đổi lại với bác sĩ của mình nếu lo lắng, thay vì tự ý bỏ thuốc, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị các bệnh khác.
- Tác dụng của dầu cá? Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? (Thứ bảy, 11:34:00 26/09/2020)
- Sử dụng collagen như thế nào là phù hợp với sức khỏe? (Thứ năm, 23:15:08 20/12/2018)
- Hiểu và dùng đúng collagen như thế nào để tốt nhất? (Thứ năm, 23:11:10 20/12/2018)
- Biệt dược Avemar: Thực phẩm chức năng chiết xuất từ lúa... (Thứ năm, 13:36:02 13/12/2018)
- Chondroitin có thể làm tăng chiều cao được hay không? (Chủ nhật, 09:55:09 02/12/2018)
- Lạm dụng viagra, những nguy cơ thường trực không phải ai cũng... (Thứ sáu, 20:30:04 30/11/2018)
- Cách uống Collagen đạt hiệu quả tốt nhất định phải biết (Thứ tư, 14:51:11 28/11/2018)
- Kể tên 10 bột ăn dặm đang được ưa chuộng nhất trên thị... (Thứ Ba, 15:46:03 27/11/2018)
- Bạn biết vitamin E có tác dụng gì trong trị hiếm muộn? (Thứ Hai, 20:27:04 26/11/2018)
- Vitamin E có an toàn khi uống thường xuyên hay không? (Thứ Hai, 20:24:09 26/11/2018)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023