Cát căn thuộc vị thuốc bổ mà nhiều người chưa biết đến công dụng của nó

Từ xưa, toàn bộ các bộ phận của cây sắn dây đều đã được sử dụng làm thuốc trong Ðông y. Thông dụng nhất là củ sắn dây (cát căn), bột (cát phấn) và hoa (cát hoa). Cát căn thuộc loại những vị thuốc cổ nhất, từng được đề cập trong Thần Nông bản thảo kinh - bộ sách thuốc đầu tiên của Ðông y học.

Theo quan niệm y học cổ truyền cát căn có vị ngọt, cay, tính mát; vào 2 kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ thoái nhiệt, thấu phát ma chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả. Dùng chữa sốt, làm ra mồ hôi sởi không mọc được, phiền táo khát nước nhức đầu kiết lỵ

Ngày dùng 8 - 20g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với những vị thuốc khác. Cát phấn có vị ngọt, tính rất lạnh (đại hàn), vào kinh vị. Có tác dụng sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt trừ phiền.

Dùng chữa phiền nhiệt, miệng khát, nhiệt sang, hầu tý. Cát hoa có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; vào kinh vị. Có tác dụng giải độc rượu Dùng chữa uống rượu quá nhiều bị ngộ độc, phiền khát, phát sốt chán ăn nôn mửa ra chất chua, thổ huyết, đại tiện ra máu...

Một số ứng dụng của vị cát căn:

- Chữa cảm mạo, phát sốt, sợ gió, không ra mồ hôi, dùng Cát căn thang: Cát căn 8g, ma hoàng 5g quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g sinh khương 5g cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày .

- Chữa vùng ngực bụng nóng cồn cào, phiền táo, khát nước: Dùng bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, hôm sau chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây nấu cháo ăn ngày 2 lần.

- Chữa cảm nắng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi nóng ruột, nôn ọe:

Dùng bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20g, đậu ván (sao) 12g; giã giập, sắc nước uống trong ngày).

- Chữa ngộ độc thức ăn nhẹ: Dùng củ sắn dây tươi ngó sen tươi, giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống 3-5 ngày.

- Chữa say rượu: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 1 lít nước cốt, cho uống dần.

- Bột rắc chống ngứa ở những chỗ mồ hôi ẩm ướt: bột sắn dây 5g thiên hoa phấn 5g hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên những nơi ẩm ngứa.

- Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu: Cát căn 30 g giã nát, gạo tẻ 50 g cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong cho trẻ ăn trong ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật