Những thông tin cơ bản về bệnh kiết lỵ mà bạn nên biết

Kiết lỵ là bệnh rất nhiều người mắc phải, gây khó khăn trong sinh hoạt. Vậy bệnh kiết lỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin về bệnh nhé.

Kiết lỵ là bệnh gì?

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùngruột già do Entamoeba histolyca hoặc vi khuẩn Shigella gây ra bệnh kiết lỵ hầu hết là những nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng Một số biểu hiện kiết lỵ ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.

Kiết lỵ là bệnh gì?

Kiết lỵ là bệnh gì?

Bệnh kiết lỵ là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp. Nếu bệnh để lâu không chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như:

Do Amip (Dysenteric Amibienne), một loại trùng do bác sĩ Loesh và Kartulis tìm ra năm 1875.

Nguyên nhân kiết lỵ

Nguyên nhân kiết lỵ

Do trực khuẩn ngắn không di động, gam âm, gây ra. Có thể do:

+ Shigella Amigua hoặc trực khuẩn Schmitz.

+ Shigella Paradysenteriae hoặc trực khuẩn Flexner.

+ Shigella Sonnei hoặc trực khuẩn Sonne.

+ Shigella Dysenteriae hoặc trực khuẩn Shiga.

Để tìm ra chính xác nguyên nhân kiết lỵ, bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa, xét nghiệm phân. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc điều trị.

Triệu chứng kiết lỵ

Các triệu chứng của bệnh kiết lỵ gồm:

+ Sốt nhẹ, có thể không. Sốt cao  là do vi khuẩn shigella.

+ Đau quặn bụng, mót rặn. Ðau bụng thường ở manh tràng dọc theo khung đại tràng

Sốt có thể là triệu chứng kiết lỵ

Sốt có thể là triệu chứng kiết lỵ

+ Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5 - 10 lần.

+ Bị đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Khi có những triệu chứng kiết lỵ, bạn cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt để được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ như thế nào?

+ Để phòng ngừa kiết lỵ, bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn...

+ Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn những thực phẩm ôi thiu, chưa được nấu chín, không rõ nguồn gốc xuất xứ...

Rửa tay trước và sau khi ăn là biện pháp phòng kiết lỵ hiệu quả

Rửa tay trước và sau khi ăn là biện pháp phòng kiết lỵ hiệu quả

+ Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.

+ Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

+ Ðiều trị người lành mang bào nang.

Trên đây là một số thông tin về bệnh kiết lỵ bạn nên biết để có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật