Bệnh kiết lỵ - Một số thông tin mà bạn cần phải biết
Cảnh báo: Đừng tin tưởng mù quáng vào mỹ phẩm handmade
Cách vệ sinh lưỡi cho hơi thở luôn thơm tho đơn giản dễ dàng
Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ
Bệnh có thể do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella gây nên Nhưng chủ yếu là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng Bệnh thường lây truyền qua phân Người thân trong gia đình bị bệnh đi cầu không rửa tay lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.
Hoặc cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trong khi đó trẻ lại thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Shigella
Triệu chứng bệnh kiết lỵ
+ Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim
+ Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5 - 10 lần.
+ Ðau bụng thường ở manh tràng (hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng (dễ lầm với loét dạ dày).
+ Tiêu phân nhầy máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
+ Mót rặn: Đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.
+ Sốt cao nếu là do shigella.
Người bệnh có cảm giác đau bụng ở manh tràng
Điều trị bệnh kiết lỵ
Các loại thuốc diệt ly amibe:
Émétine: Do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.
Metronnidazole: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.
Dehydro-émétine: Ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.
Các lọai thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella: Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim.
Vệ sinh sạch sẽ là cách phòng ngừa bệnh đầu tiên
Phòng ngừa bệnh kiết lỵ
+ Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
+ Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.
+ Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt, nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
Trên đây là những thông tin về bệnh kiết lỵ mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn. Để bảo vệ cho bạn cũng như gia đình của mình bạn nên giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh tay chân cẩn thận giúp tránh các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:05 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:08 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:05 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:08 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:01 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:08 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:05 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:06 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:01 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:05 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023