Cây liêu chiêu - Thành phàn hóa học và tác dụng chữa bệnh của cây liêu chiêu

Cây liêu chiêu

Tên đồng nghĩa: Terminalia reticulata Roth.,1821; Myriobala nuschebula Gaertn., 1790

Tên khác: Kha tử, chiêu liêu xanh, tiếu, sàng, cà lích 

Họ: Bàng - Combretaceae

Tên thương phẩm: Chebulic myrobalan (E)

Trong thành phần của cây chiêu liêu giàu tamin, có tác dụng trị lỵ, tiêu chảy, viêm họng

Trong thành phần của cây chiêu liêu giàu tamin, có tác dụng trị lỵ, tiêu chảy, viêm họng

Thành phần hóa học của cây liêu chiêu

Quả chiêu liêu rất giàu tanin; ở một số nước, loại tanin này được sử dụng trong thuộc da.

Tanin của chiêu liêu thường được phối hợp với nhiều loại tanin của các cây khác như: cây keo, dà, muồng…Từ quả chiêu liêu cũng có thể tạo ra chất nhuộm màu vàng (cộng với nhôm) hoặc tạo ra chất nhuộm màu đen (cộng với sắt). Quả chiêu liêu có khoảng 30% chất làm săn da với các chất đặc trưng là các acid chebulinic, chebulagic; các tanin (20-40%) với các đặc trưng là acid elagic, glucogalin, senosid A(2), các men polyphenol oxidase, tanase, các đường glucose arabinose, fructose và các acid amin…

Nhân quả chiêu liêu chứa 3-7% chất dầu màu vàng trong suốt, thuộc loại dầu bán khô, trong đó thành phần chủ yếu là các acid palmatic, oleic và linoleic. Một hợp chất có hoạt tính chống ung thư là chebulanin cũng chiết được từ cây chiêu liêu.

Công dụng cây chiêu liêu

 

Chiêu liêu còn được coi là cây thuốc cổ truyền. Quả cây với tên thuốc là "kha tử" có tác dụng chữa tiêu chảy lâu ngày kiết lỵ mãn tính ho đau họng, mất tiếng di tinh mồ hôi trộm, trĩ. Chú ý nếu dùng liều nhỏ kha tử cầm tiêu chảy nhưng dùng liều lớn lại gây tiêu chảy

Ở Ấn Độ, thịt quả chiêu liêu dùng làm thuốc đánh răng chữa xuất huyết và loét lợi. Tán quả thành bột và hút trong một tẩu hút thuốc lá có tác dụng chống hen suyễn Người Nepal, nướng quả chiêu liêu trên than hồng rồi nhai chậm để chữa viêm họng và có tác dụng long đờm

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật