Nên dùng mộc nhĩ đen thế nào? Sử dụng như thế nào cho hợp lý?

Trong thực tế, nhiều người chỉ dùng mộc nhĩ đen như một thứ nguyên liệu phụ trong quá trình chế biến các món ăn. Nhưng trong y học cổ truyền, người xưa đã dùng mộc nhĩ dưới nhiều dạng khác nhau như xào nấu, sấy khô tán bột uống hoặc bôi đắp... nhằm mục đích cung cấp chất dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật.

Mộc nhĩ đen hay còn gọi là nấm mèo đen, nấm tai mèo hoặc là nấm mèo vì nấm có hình dạng giống tai mèo lúc còn tươi. Mặt ngoài nấm có màu nâu nhạt, lông mịn; còn mặt trong có màu nâu sẩm, mặt nhẵn. Thông thường, người dân sẽ thu hoạch mộc nhĩ đen mọc hoang trên những thân gỗ mục đem về chợ bán. Gần đây, nấm tai mèo được bán trên thị trường đa phần được trồng và chế biến công nghiệp.

Mộc nhĩ đen chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cao, nhất là các khoáng chất. Trung bình, 100g mộc nhĩ chứa: 0,2g lipid; 65,5g glucid; 201g calci; 10,6 g protid; 185mg phospho; 0,15mg vitamin B1; 185mg sắt; 10,03mg caroten 0,55mg vitamin B2; 2,7mg vitamin PP Nhờ các dưỡng chất nấm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giải độc cơ thể và ngăn chặn lão hóa  Đặc biệt, nấm tai mèo là vị thuốc quý có tác dụng giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn máu.

Mộc nhĩ đen có tác dụng điển hình như sau: phòng chống xơ vữa động mạch chống oxy hóa, ngăn ngừa hiện tượng đông máu, giảm cholesterol giảm cân cải thiện làn da

Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể:

- Mộc nhĩ 15-30g, ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, hầm nhừ, chế thêm một chút đường trắng, ăn trong ngày. Công dụng: dưỡng âm chỉ huyết, thường dùng để phòng chống các chứng xuất huyết

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật