Nguy cơ nhiễm bệnh do giết mổ gia cầm khi có dịch bùng nổ

Giết mổ gia súc, gia cầm bệnh có thể khiến con người nhiễm bệnh từ chúng. Xử lý vật nuôi ốm, chết đúng cách sẽ giúp bạn khoẻ mạnh.

Khả năng nhiễm bệnh từ công đoạn giết mổ

3 người trong gia đình ông Vàng Seo Thông (Bắc Hà - Lào Cai) phải nhập viện với triệu chứng bàn tay ngứa và sưng đỏ, nổi ban kèm đau nhức. Sau khi xét nghiệm, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà xác định, 3 người đã bị nhiễm liên cầu khuẩn vì tham gia quá trình chế biến lợn chết với vết thương hở ở tay. Hiện tại, cả ba đã bình phục.

Liên cầu lợn là một trong những bệnh lây từ động vật sang người. Đã có hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người được phát hiện. Từ đầu thế kỉ 21 đến nay, 70% các đại dịch nguy hiểm của con người có nguồn gốc từ động vật. Động vật chính là vật trung gian làm 2,4 tỷ người mắc bệnh, 2,2 triệu người tử vong

 

Những năm gần đây, thế giới ghi nhận những căn bệnh nguy hiểm từ động vật như H5N1, H7N9, Ebola, lợn tai xanh và dịch hạch. Một trong những con đường chính để lây bệnh là qua giết mổ và ăn thịt động vật nhiễm bệnh. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân, tự ý giết mổ có thể khiến con người mắc một số bệnh nguy hiểm.

Bệnh qua vết thương hở

Khi chế biến gia súc với vết thương hở trên tay, người giết mổ có thể bị liên cầu khuẩn lợn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Đây là một bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong từ 5% tới 20%. Người lành bệnh phải mất một thời gian dài để bình phục như trước.

Bệnh qua đường hô hấp

Trong quá trình giết mổ, người giết mổ dễ dàng hít phải những mầm bệnh xung quanh động vật. Đây là con đường lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm.

Cúm gia cầm

Những năm gần đây, đại dịch cúm gia cầm trở thành nỗi lo lắng của mọi người. Đây là bệnh có tỉ lệ tử vong cao, dễ lây nhiễm. Từ năm 2003 đến 2012, Việt Nam có 123 ca mắc cúm gia cầm, trong đó 61 ca tử vong (theo báo cáo gửi Tổ chức Y tế Thế giới). Đầu năm 2015, một số ổ dịch được phát hiện tại Nghệ An, Sóc Trăng, Thanh Hóa…

Trong quá trình giết mổ, virút cúm có thể lây từ gia cầm sang người. Việc nhúng nước sôi không đủ giết chết mầm bệnh Do đó, không nên sử dụng gia cầm ốm, chết làm thực phẩm

Một số bệnh khác

Từ cuối năm 2014 đến nay, hơn 1200 người Ấn Độ đã qua đời do mắc cúm heo. Việt Nam cũng nằm trong số các nước phát hiện cúm heo. Theo các chuyên gia, bệnh lây từ gia súc sang người qua đường hô hấp Trong quá trình giết mổ, người lành dễ dàng nhiễm bệnh do hít phải vi-rút lẫn trong không khí hô hấp cũng lây bệnh lao lở mồm long móng từ động vật cho người.

Ngoài ra, khi ăn tiết canh, thịt gia súc, gia cầm ốm, bệnh, chúng ta có thể nhiễm giun, sán, cúm.

Phòng bệnh

Để phòng tránh các bệnh lây từ gia súc, gia cầm trong quá trình giết mổ, không nên dùng động vật ốm, chết làm thức ăn. Hạn chế giết mổ tại các lò mổ tự phát, mầm bệnh dễ xâm nhập vào gia súc, gia cầm.

Quá trình giết mổ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, dụng cụ làm xong cần được rửa sạch, phơi khô. Nếu trên tay có vết thương hở, nên hạn chế tham gia giết mổ hoặc đeo găng tay, tránh nhiễm trùng mắc bệnh. Ngoài ra, không nên ăn tiết canh, thịt tái…

Khi phát hiện các dấu hiệu lạ của gia súc, gia cầm hoặc chết không rõ nguyên nhân, cần thông báo cho cơ quan thú y để có biện pháp xác định, xử lý. Nghiêm chỉnh chấp hành điều trị, tiêu huỷ động vật ốm theo hướng dẫn của cán bộ thú y.  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật