Những người thích ăn sushi cá hồi cần phải biết điều này để tránh khỏi những bệnh nguy hiểm

Nếu ăn cá hồi sống hoặc nấu chưa chín, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Một trong những loại đáng sợ nhất nhất là sán dây, một họ ký sinh trùng trú ngụ ở ống tiêu hóa Họ này bao gồm Diphyllobothrium nihonkaiense, hay còn gọi là sán dây rộng Nhật Bản.

Lâu nay người ta vẫn cho rằng, chỉ các loài cá ở Châu Á mới bị nhiễm loại sán này. Thế nhưng, một nghiên cứu mới của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy cá hồi tự nhiên được đánh bắt ở Alaska cũng bị nhiễm loại ký sinh trùng trên.

Dựa trên nghiên cứu này, các nhà khoa học cảnh báo cá hồi được đánh bắt ở bất cứ đâu dọc bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ đều có thể bị nhiễm sán.

Loại sán ký sinh trong cá phổ biến nhất là Diphyllobothrium latum. Vào năm 1986, các nhà khoa học đã phát hiện thêm một thành viên mới của họ này, sán dây rộng Nhật Bản. Tính đến thời điểm đó, đã có 2000 trường hợp bệnh nhân nhiễm loại sán này, đưa chúng trở thành nguyên nhân gây nhiễm sán dây phổ biến thứ hai.

Sán dây Nhật Bản có ký sinh trong cá hồi đánh bắt ở Mỹ?

Vào tháng 7/2013, một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát 64 loài cá hồi Alaska sống trong tự nhiên. Sau khi thái cá thành những lát mỏng, các nhà khoa học đã quan sát chúng bằng kính hiển vi. Họ phát hiện thấy các ấu trùng sán, dài từ 8 đến 15 mm ngoe nguẩy bên trong. Sau khi phân tích gien, chúng được xác định là sán dây Nhật Bản.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, có bốn loài cá hồi Thái Bình Dương được xác định là nhiễm sán dây Nhật Bản: cá hồi chum, cá hồi masu, cá hồi hồng và cá hồi đỏ. Vì các loại cá hồi này chỉ được ướp đá khi xuất khẩu, và sau đó xuất hiện ở các nhà hàng trên khắp thế giới, các ca nhiễm sán dây Nhật Bản có thể xảy ra ở bất cứ đâu, từ Trung Quốc tới Châu Âu, từ New Zealand tới Ohio.

Không có triệu chứng rõ ràng

'So với sán D. Latum, các triệu chứng của sán dây Nhật Bản sẽ cũng gần tương tự, mặc dù chúng ta vẫn chưa biết nhiều về loại sán dây mới này', William Schaffner, giáo sư ngành y học dự phòng của đại học Vanderbilt, Mỹ cho biết.

Vì sán dây Nhật Bản cùng thuộc họ sán dây, các loại bệnh và triệu chứng chúng gây ra cũng tương tự như các thành viên cùng họ. Theo CDC, sán D. Latum và các loại cùng họ (bao gồm sán dây Nhật Bản) có thể dài tới 9 m trong cơ thể người.

'Thực ra, hầu hết người nhiễm sán không cho thấy triệu chứng rõ ràng', Schaffner nói. Các triệu chứng có thể gặp là khó chịu trong bụng buồn nôn đi phân lỏng và sụt cân nhẹ. Phần lớn các ca nhiễm sán chỉ gặp triệu chứng nhẹ. Nhưng ở một số trường hợp, người nhiễm có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn, theo trưởng nhóm nghiên cứu Roman Kuchta.

'Nhiễm sán với số lượng lớn có thể làm tắc ruộtviêm ống mật', Kuchta nói. 'Việc nhiễm bệnh sẽ gây ra tác động tâm lý lớn lên bệnh nhân và gia đình vì họ phải rửa ruột trong một thời gian dài. Những trường hợp nặng hơn có thể phải phẫu thuật, vốn rất tốn kém'.

'Một số người biết mình nhiễm sán dây khi họ nhìn vào phân và thấy những con sán ngoe nguẩy trong nước. Và điều đó làm họ hoảng sợ', Schaffner nói. Trước đây, việc nhiễm sán dây không phổ biến ở Mỹ.

'Sau khi phát hiện thấy mình nhiễm sán, bạn có thể lấy mẫu phân và gửi đến bệnh viện để xét nghiệm. Sau đó, các bác sĩ sẽ xác định loại sán và giúp bạn loại bỏ chúng', Schaffner cho biết.

Theo tiến sĩ Patrick Okolo, trưởng khoa tràng vị học của bệnh viện Lenox Hill, Mỹ, chúng ta không dùng kháng sinh thường mà dùng các loại thuốc đặc trị để diệt sán.

Giải pháp an toàn: Nấu chín hoặc đông lạnh

Theo khuyến cáo của CDC, những người muốn ăn cá hồi cần nấu chín hoặc đông lạnh đúng cách. 'Nấu cá hồi ở 63 độ C trong 4 hoặc 5 phút sẽ giúp diệt sán dây', Okolo cho biết. 'Đông lạnh cá hồi ở một số điều kiện nhất định cũng giúp diệt sán hoặc ấu trùng của chúng.

Schaffner thừa nhận, nghiên cứu mới khiến ông có đôi chút bỡ ngỡ vì bản thân ông cũng thích món sushi cá hồi Ông cho biết, có ngày càng nhiều các loại ký sinh trùng mới xuất hiện là vì khoa học đã tiến bộ hơn và có thể phát hiện ra những loại trước đây không tìm thấy.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật