Sò huyết và cách chữa bệnh từ sò huyết nhiều người hay bỏ qua

Tìm hiểu về sò huyết

Sò huyết (tên khoa học là Anadara granosa; tên tiếng Anh: Blood cockle) là loại nhuyễn thể hai mảnh (Bivalvia), sống trong vùng nước đến độ sâu 20m, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, trong vùng trung triều với đáy là bùn/bột, độ mặn tương đối thấp, khoảng 14 - 300, và nhiệt độ tối ưu 20 - 30 °C.

Sò huyết là loại nhuyễn thể hai mảnh

Sò huyết là loại nhuyễn thể hai mảnh

Thức ăn quan trọng của chúng là các mảnh vụn hữu cơ thực vật phù du và tảo đơn bào. Sò huyết sinh sản từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau và thành thục sau hơn 1 đến 2 năm. Con cái có thể sinh 518.400 - 2.313.200 trứng

Tại Việt Nam, người dân quen gọi là sò trứng hay sò tròn. Sò trưởng thành dài 5–6 cm và rộng 4–5 cm.

Một số cách dùng sò huyết chữa bệnh

- Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, lao phổi, thanh nhiệt: Thịt sò huyết 100g lá hẹ 100g ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.

- Chữa tăng huyết áp bệnh béo phì: Thịt sò huyết 100g thảo quyết minh 100g, nước vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.

- Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: Thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 100g, ăn trước khi hành kinh.

- Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm: Uống bột vỏ sò 12 - 20g/1 lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa cơm.

Tác dụng chữa kinh nguyệt ra quá nhiều

Tác dụng chữa kinh nguyệt ra quá nhiều

- Chữa đại tiện ra máu: Ngày dùng bột vỏ sò 2 lần, mỗi lần 15g, uống với nước ấm.

- Chữa cam răng: Uống bột vỏ sò ngày 3 lần: sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 thìa cà phê.

- Chữa tụ máu bầm tím: Ngày uống bột vỏ sò 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước ấm, có thể hòa tí rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật