Thực phẩm bẩn - Người tiêu dùng trước hết phải bảo vệ mình

Chưa bao giờ cuộc chiến chống lại thực phẩm mất vệ sinh lại trở nên mạnh mẽ như lúc này...

 Có thể xếp chúng vào một loại “giặc” cũng không sai, bởi lẽ thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường hàng ngày và gây nhiều mầm mống bệnh tật. Đáng lo ngại hơn là người tiêu dùng không có nhiều sự lựa chọn, biết bẩn mà vẫn phải ăn.

Một loại “giặc” nguy hiểm

Ở thời buổi giá trị đồng tiền ngày càng vượt xa giá trị nhân đạo, thì xã hội Việt Nam lại xuất hiện thêm một nỗi lo mới. Đó là nạn thực phẩm bẩn ngày càng hoành hành, gây tác hại trực tiếp đến mọi đối tượng, bất kể là người lao động chân tay, cán bộ hay quan chức nhà nước.

160.000 ca ung thư/năm do thực phẩm bẩn (dẫn đầu về các nguyên nhân gây ung thư) là một con số đủ bàng hoàng. Để chúng ta có thể quy kết rằng, thực phẩm bẩn không khác gì một loại “giặc”, vẫn âm thầm cướp đi nhiều sinh mạng người tiêu dùng hằng ngày, hằng giờ. Đa số mọi người, chỉ có cái chết ngay tức thì mới làm cho họ sợ hãi, còn những cái chết từ từ thì chưa chắc.

Chính bởi tâm lý đó mà các lái buôn, các khu sản xuất sơ chế thực phẩm không ngần ngại tiêm thuốc tẩm hoá chất cho các mặt hàng. Cũng chỉ vì cái lợi trước mắt mà họ đã góp phần huỷ hoại chính đồng bào mình, chỉ khác nhau ở chỗ: Cái chết bởi miếng ăn thì nhẹ nhàng và kéo dài hơn cái chết bởi gươm súng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã khẳng định: “Mặc dù đã tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra đột xuất trong 6 tháng cuối năm 2015, cho đến hiện tại là quý III năm 2016. Tình trạng sử dụng chất cấm, rau thịt có thuốc bảo quản vượt ngưỡng vẫn chưa chuyển biến nhiều”.

Các đơn vị, địa phương cũng luôn báo cáo rằng đã ban hành được nhiều quy định về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm Nhưng người tiêu dùng họ không cần điều đó, cái họ cần là miếng thịt, mớ rau an toàn, những thứ liên quan trực tiếp đến bữa cơm hằng ngày.

Về những cách nhận biết thông thường, chúng ta sẽ không thể nhận ra đâu là thực phẩm bẩn. Những nhà khoa học phải đưa vào phòng thí nghiệm, định lượng mới biết được thực phẩm nào chứa hoá chất, số lượng là bao nhiêu? Đây mới chính là điều nguy hiểm nhất, người tiêu dùng vẫn sẽ bị lừa dù họ có nhiều kinh nghiệm mua đồ, đi chợ chọn thực phẩm đi chăng nữa.

sức khoẻ của con người, cuộc chiến chống lại quốc nạn này sẽ phải kéo dài và mạnh mẽ hơn, chứ không chỉ dừng ở mức phông bạt, tuyên truyền suông bằng miệng như hiện nay.

Mọi người hẳn vẫn còn nhớ câu nói nổi tiếng của Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế”, câu nói ấy không chỉ lột tả một thực trạng đáng báo động, mà còn bày tỏ niềm quan ngại rất lớn như thể đó là một cuộc đấu nơi chiến trường.

Chính xác, bây giờ thực phẩm bẩn không chỉ đơn thuần là một hiện tượng xuất hiện cục bộ, mà nó đã phát triển mạnh trên phạm vi toàn xã hội. Muốn ngăn ngừa, chỉ còn cách đấu tranh, mà phải là đấu tranh trường kỳ, từ các cơ quan chức năng cho tới người tiêu dùng.

Người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình

Thực phẩm bẩn sẽ không giết chết người ngay tức thì như một liều thuốc độc, nhưng sẽ tích tụ cho tới một ngày phải đổ bệnh hiểm nghèo ung thư sẽ không làm bệnh nhân chết ngay mà sẽ hành hạ họ trong đau đớn, tiêu tốn hết gia sản rồi mới chết, cái chết đó còn tệ hại hơn là phải nhận một liều thuốc độc.

Trong khi chờ đợi các cơ quan, bộ này ngành nọ đảm bảo vệ sinh thực phẩm, tự mỗi người phải chủ động bảo vệ mình. Những việc làm thông thường như rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi là cần thiết để hạn chế tối đa những hậu quả từ các loại thực phẩm, dù nó bẩn hay sạch.

Gia đình nào có điều kiện sân vườn cũng nên tự trồng trọt, chăn nuôi để hạn chế được số lần phải ra chợ, rồi bị lạc giữa ma trận thực phẩm khó xác định nguồn gốc.

Trong các siêu thị, dù không hoàn toàn 100% là thực phẩm sạch nhưng nó cũng là một trong những cách tốt nhất để lựa chọn. Đồ ăn thức uống bán dạo ngoài đường cũng vậy, không ai biết họ pha chế những thứ gì, đừng vì một chút “đói mắt” mà tự đưa chất độc vào cơ thể. Hậu quả của sự ăn uống không cẩn thận này sẽ nằm ở mỗi người, không nhà nước nào quản được cái miệng của từng người dân.

“Nói không với thực phẩm bẩn” là Bộ Y Tế nói, Bộ NNPTNT nói, Bộ Công Thương nói, Đài truyền hình Việt Nam nói. Còn hành động, thiết thực nhất là nên nằm ở mỗi cá nhân, mỗi con người trước tiên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật