Bài thuốc trị mụn nhọt mùa nóng mà nhiều người không biết

Mụn là bệnh do nang lông - tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn trong khi miệng nang lông lại bị bít kín do tăng sừng hóa, chất bã nhờn bị ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn. Khi nhân mụn thành hình, thường có sự phát triển, tăng sinh một loại vi khuẩn ở lỗ chân lông gây nên tình trạng viêm đỏ của mụn mủ.

Theo y học cổ truyền, mụn nhọt là do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát do tình trạng nhiễm khuẩn mà y học cổ truyền gọi là nhiệt huyết.

Khi mụn nhọt phát sinh có các triệu chứng: tại chỗ có sưng, nóng, đỏ đau toàn thân có kèm theo sốt, mạch nhanh rêu lưỡi trắng dày. Nếu không chữa hoặc không chữa khỏi sẽ thành ổ mủ, dần dần vỡ mủ (nếu mụn nhọt dưới da dày thì khó vỡ mủ) rồi liền da thành sẹo.

Ứng với mỗi giai đoạn, có bài thuốc riêng để điều trị.

Giai đoạn viêm nhiễm (khởi phát): mụn nhỏ hình thành, ngứa, nóng, muốn gãi, giai đoạn này dùng phương pháp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm

Bài thuốc: kinh giới 8g kim ngân hoa 20g ké đầu ngựa 16g, thổ phục linh 12g, đỗ đen sao 40g cam thảo dây 8g, vòi voi 12g, cỏ xước 12g, cho 750ml nước vào sắc kỹ còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày.

Giai đoạn hóa mủ: mụn sưng tấy thành nhọt bọc có mủ, nóng, đỏ, sốt. Dùng phương pháp thác độc bài nùng (đưa độc ra ngoài, trừ mủ).

Bài thuốc: kim ngân hoa 20g, liên kiều 12g, hoàng cầm 12g, gai bồ kết (tạo giác) 12g bồ công anh 16g, trần bì 6g, bối mẫu 8g cam thảo 4g. Cho 750ml nước sắc kỹ còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày.

  Giai đoạn vỡ mủ: dùng phương pháp khử hư sinh cơ (làm mất các tổ chức hoại tử làm liền da).

Bài thuốc: uất kim 16g, đương quy 12g hoàng kỳ 16g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, đan bì 8g, đảng sâm 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo 6g. Cho 750ml nước vào sắc kỹ còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày.

Giai đoạn vỡ mủ phải thường xuyên rửa sạch, lau khô bằng gạc vô khuẩn để tránh tái nhiễm nhiễm khuẩn

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật